Hướng dẫn sử dụng nạng, gậy trong phục hồi chức năng
1.Tại sao phải sử dụng nạng?
Nạng là một dụng cụ để hổ trợ cho bệnh nhân trong qua trình di chuyển
Một số tổn thương chân trong quá trình chờ hồi phục hoặc là cần vận động đi lại cho sớm hồi phục thì khi di chuyển bệnh nhân cần có nạng để hổ trợ.
2. Chọn nạng như thế nào để phù hợp?
Điều quan trọng là để có được nạng thoải mái sử dụng và đang trong tình trạng an toàn. Đảm bảo bạn không có tổn thương trên tay để sử dụng nạng. Điều chỉnh chiều cao của nạng để khuỷu tay của bạn ở một tư thế uốn cong nhẹ hoặc tay cầm của nạng ngang với cổ tay của bạn và đầu trên của nạng phải sát nách trong tư thế đứng thẳng lưng.
Cách đo chiều cao của nạng:
+Người tàn tật đứng thẳng: điểm cao nhất của nạng cách hố nách 2-3 cm
+ Khoảng cách từ điểm cao nhất đến tay cầm bằng dưới nách đến cổ tay
3.Sử dụng nạng như thế nào?
Tùy theo tổn thương ở chân của bạn mà bác sĩ của bạn có thể chỉ định cho bạn đi nạng 2, 3 điểm hay 4 điểm.
+ Cách đi 2 điểm: Đưa một chân và một nạng bên đối diện lên cùng 1 lúc
+ Đi nạng 3 điểm: là đi hai nạng và một chân, tức là chân bị thương hoàn toàn không chạm đất (non weight bearing). Trong tư thế đứng thẳng, chân bị thương không chạm đất, toàn thân chịu lực qua hai nạng và chân lành.khi di chuyển hai nạng đưa lên trước một khoảng cách vừa với một bước đi, và tiếp theo là chân lành bước lên trước hai nạng cũng vừa một bước đi. Xem hướng dẫn được minh họa bên dưới.
+ Đi nạng 4 điểm: là đi hai nạng với hai chân, tức là chân bệnh chạm đất nhưng chỉ chịu lực một phần. Phần chịu lực nhiều hay ít tùy theo chỉ định của bác sĩ của bạn.
Trong tư thế đứng thẳng, hai chân chạm đất, toàn thân chịu lực qua hai nạng, chân lành và một phần trên chân bệnh. Khi di chuyển, hai nạng và chân bệnh lên trước vừa với một bước đi, sau đó chân lành bước lên ngang mức với chân bệnh và toàn thân chịu trên hai nạng và một phần ở chân bệnh.
Khi đi bộ 4 điểm quen dần với mô hình trên bạn có thể chuyển qua tập đi bộ 4 điểm gần với dáng đi bình thường cũng giống như trên nhưng thay vì chân lành bước lên ngang với mức chân bệnh thì ở đây bạn bước qua chân bệnh lên phía trước cũng vừa với một bước đi bình thường. Xem hướng dẫn theo hình minh họa dưới đây:
+Cách đu cả người lên nạng
-Cách sử dụng đi một nạng: hướn dẫn người tàn tật để nạng bên lành, cho chân liệt và nạng bước lên cùng một lúc, tiếp theo là chân lành
-Sử dụng gậy: cầm gậy phía chân lành. Bước chân yếu và gậy lên cùng, sau đó bước tiếp chân khỏe lên.
Sử dụng hai gậy như sử dụng nạng
Lựa chọn gậy và nạng: cơ bắp khỏe và giữ thăng bằng của bệnh nhân tốt thì dùng gậy, nếu có vấn đề chi dưới hoặc giữ thằng bằng còn kém thì sử dụng nạng
4.Làm thế nào để sử dụng khi đi lên xuống cầu thang?
Nên cẩn thận khi đi lên xuống cầu thang với nạng để đảm bảo an toàn. Điều quan trọng là:
-Các bước cần được thực hiện tại một thời điểm.
-Khi đi lên cầu thang: Các chân lành đi đầu tiên, tiếp theo là chân bệnh và sau đó cuối cùng nạng, tất cả các bậc thang đều di chuyển giống như vậy. *(nhớ vui: “tốt lên thiên đàng” tốt ở đây là chân lành đi lên trước)
-Khi đi xuống cầu thang: Các nạng đi đầu tiên, tiếp theo là chân bệnh và cuối cùng chân lành, tất cả các bậc thang đều di chuyển giống như vậy. *(nhớ vui: “xấu xuống địa ngục” xấu ở đây là chân bệnh đi xuống trước) .
Tóm lại:
Việc sử dụng nạng là một bước quan trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân, cho nên việc lựa chọn nạng cho phù hợp và cách sử nạng hợp lý là rất cần thiết. Do đó bệnh nhân phải làm theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ.