Phục hồi chức năng cho người bệnh vá da

Chia sẻ tin này:

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH VÁ DA

I.ĐẠI CƯƠNG
– Vá da sớm, được chỉ định từ tuần lễ thứ ba sau bỏng da, những vết bỏng rộng phải điều trị hết nhiễm khuẩn và toàn thân ổn định. Tại chổ bỏng tổ chức phải mọc hạt tốt
– Chỉ định vá da: Sau bỏng da. Ngoài ra còn chỉ định vá da trong các trường hợp nát da do tai nạn giao thông, do tai nạn lao động, do lộ xương.
– Các phương pháp ghép da:
+ Ghép da kiểu tem thư
+ Ghép da kiểu mắt lưới
+ Ghép da kiểu Wolfman
+ Ghép da với vạt da có cuống
+ Ghép da với vạt da hình chữ Z
II.CHẨN ĐOÁNva-da

1.Các công việc của chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh
Tiền sử bỏng hay do các chấn thương, tiền sử có hay dị ứng da hay không.
1.2. Khám và lượng giá chức năng
– Kiểm tra da, mức độ bỏng hay tổn thương da
– Khám, lượng giá chức năng khớp, thần kinh
– Khám, lượng giá chức năng tim mạch, hô háp
– Khám, lượng giá chức năng tiêu hóa, dinh dưỡng
– Khám, lượng giá chức năng tâm lý
1.3. Các xét nghiệm được chỉ định
Xét nghiệm tế bào máu, sinh hóa máu, xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-Quang tim phổi và các xét nghiệm chuyên khoa khác khi cần thiết.
2.Chẩn đoán xác định
Xác định tổn thương da do bỏng hay do các nguyên nhân chấn thương dựa theo tiền sử bị bệnh và các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng cũng như các chức năng vừa được lượng giá.
3.Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt vá da không khó khăn lắm do tổn thương ngoài da đã rõ ràng. Người thầy thuốc chỉ cần phân biệt được tổn thương da loại đó có cần chỉ định vá da hay không. Người thầy thuốc cần biết chỉ định vá da và các thận trọng trong VLTL sau vá da.
4.Chẩn đoán nguyên nhân
Chẩn đoán nguyên nhân không khó
– Do bỏng
– Do đụng dập da do tai nạn giao thông, do tai nạn lao động
– Do loét sâu ở người bệnh tổn thương tủy sống cần vá cả vạt da cơ.
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1.Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
– Nguyên tắc PHCN: PHCN sớm để đề phòng các biến chứng hô hấp và vận động, đảm bảo vạt da được vá an toàn và sống. PHCN kết hợp tâm lý trị liệu, PHCN để ngăn ngừa co rút da cơ sẹo dinh làm bong các mô hoại tử, làm gia tăng tuần hoàn, PHCN sinh hoạt hàng ngày.
– Nguyên tắc điều trị: Giúp vạt vá da nhanh chóng liền, mọc hạt tốt, điều trị nhằm tăng cường thể lực, điều trị các nhiễm trùng hoặc dị ứng da.
2.Các phương pháp và kỹ thuật PHCN
– Trong những ngày đầu sau ghép da phải giữ cho miếng da ghép dính với lớp mô hạt ở dưới,do đó cần bất động vùng da ghép từ 5-7 ngày cho những vùng không chịu trọng lượng và 10 đến 15 ngày cho những vùng chịu trọng lượng hoặc vùng khớp.
– Trong thời gian bất động cho người bệnh tập gồng cơ vùng bất động và tập chủ động những phần khác. Sau khi thay băng nếu miếng da ghép đã dính, có thể cho ngâm nước mỗi ngày để giữ vùng ghép sạch và tập thụ động nhẹ nhàng.
– Sau thời gian bất động, xoa bóp nhẹ nhàng bằng các ngón tay trên vùng da ghép để làm mềm da và chống kết dính.
– Trong trường hợp ghép da toàn phần có thể dùng siêu âm để phòng ngừa kết dính.
– Cho bệnh nhân vận động tích cực và đi lại sớm. Nếu chi dưới có vùng ghép da hoặc lấy da ghép cần dùng băng chun để băng lại khi đi lại đ ể bảo vệ lớp da mỏng đó cho đến khi đạt được một độ dày nhất định (thường là 2 – 3 tháng).
– Tâm lý trị liệu cho người bệnh do họ có xáo trộn về tâm lý. Người điều trị cần giải thích cặn kẽ để họ tuân theo và hợp tác trong quá trình PHCN.
3.Các phương pháp điều trị khác
– Dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng
– Các mỡ kháng sinh
– Chế độ ăn giàu dinh dưỡng,
IV THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
– Theo dõi tình trạng ghép da, quá trình liền sẹo
– Tái khám tại các khoa ngoại, các cơ sở PHCN của tỉnh, trung ương.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận