Xét nghiệm Acid Uric
Acid Uric là gì?
Acid Uric (AU) là sản phẩm do sự phân hủy của purin (Adenylic và Guanilic), là những hợp chất có chứa Nitơ được tìm thấp trong các chất như DNA, purin vào máu chủ yếu từ sự phân hủy bình thường của các tế bào trong cơ thể, một phần ít hơn từ sự tiêu hóa các thực phẩm như thịt, cá, gan, đậu Hòa Lan…, các đồ uống như bia, rượu vang. Hầu hết các Acid Uric được đào thải ra nước tiểu, phần còn lại loại bỏ ra phân.
Nếu quá nhiều AU được sản xuất hay giảm sự loại bỏ nó có thể tích lũy lại trong cơ thể và gây tăng nồng độ AU trong máu (tăng AU máu). Sự hiện diện của AU dư thừa có thể gây ra bệnh Gout, biểu hiện đặc trưng là tình trạng viêm xảy ra ở các khớp khi tinh thể AU xuất hiện trong dịch khớp. Dư thừa AU cũng có thể dẫn đến bệnh thận.
Sự tích tụ AU quá nhiều do một trong hai, sản xuất tăng, giảm sự loại bỏ hay cả hai. Sản xuất tăng có thể do tế bào chết gia tăng như điều trị ung thư. Giảm thải trừ do bệnh thận. Trong nhiều trường hợp tăng AU không rõ nguyên nhân.
Chỉ định
Bác sĩ nghi ngờ mức độ AU cao
Bệnh Gout
Đau khớp thường xuyên nhất là ngón chân, các khớp khác không đau.
Bệnh nhân trải qua hóa trị và xạ trị
Thử nghiệm AU nước tiểu chỉ định cho những người sỏi thận tái phát. hoặc người bệnh gout để phát hiện sớm sự hình thành viên sỏi trong thận.
Ý nghĩa
Được gọi tăng AU khi nồng độ > 7 mg/dL (416 mcmol/L), nguyên nhân có thể do tăng sản xuất AU hay khả năng bài tiết của thận giảm.
Nguyên nhân thường gặp:
+ Ung thư di căn
+ Đa u tủy xương
+ Bệnh bạch cầu
+ Hóa trị, xạ trị ung thư
+ Bệnh thận mãn tính
+ Nhiễm toan máu
+ Nhiễm độc thai nghén
+ Nghiện rượu
+ Ăn nhiều thịt, nội tạng…
Khi nồng độ AU tăng trong máu có thể gây ra sự hình thành các tinh thể ở các khớp, có thể dẫn đến viêm khớp và đau nhức là một đặc trưng của bệnh gout. AU cũng có thể hình thành tinh thể ở thận, gây sỏi thận làm tổn thương thận.
Hình ảnh sưng đau ngón chân cái trong bệnh Gút |
Acid Uric trong nước tiểu
Nồng độ AU nước tiểu cao > 0.8 gam / 24 giờ (47,5 mmol/24 giờ) được nhìn thấy trong bệnh nhân gout, đa u tủy xương, ung thư di căn, bệnh bạch cầu và chế độ ăn nhiều thịt, nội tạng, những người có nguy cơ sỏi thận.
Nhiều loại thuốc có thể làm tăng hay giảm AU, thuốc lợi tiểu Thiazide làm tăng AU máu, Aspirin liều thấp làm tăng AU nhưng liều cao trị viêm khớp dạng thấp lại có tác dụng làm giảm AU máu.