Kỹ thuật tập vận động có kháng trở

Chia sẻ tin này:

TẬP VẬN ĐỘNG CÓ KHÁNG TRỞ

I. ĐẠI CƯƠNG
Tập vận động có kháng trở là vận động chủ động trong đó sự co cơ động hay tĩnh bị kháng lại bằng một lực từ bên ngoài. Mục đích là làm tăng sức mạnh của cơ, tăng sức bền của cơ, tăng công của cơ.
II. CHỈ ĐỊNHvan-dong-tri-lieu-3
Cần làm tăng sức mạnh và sức bền của cơ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Trong trường hợp đã được lượng giá thử cơ bậc 0,1,2.
– Trong bệnh lý teo cơ giả phì đại.
– Thận trọng trong một số trường hợp bệnh lý nội khoa, tim mạch nặng, suy hô hấp, chấn thương chưa bình phục.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh
Người bệnh ở tư thế thoải mái, phù hợp với vị trí cần tập, không làm hạn chế tầm vận động trong khi tập.
2. Nguyên tắc kỹ thuật
– Lực kháng cản được đặt cố định ở đầu xa của cơ cần được làm mạnh hoặc ở điểm xa của khối cử động.
– Hướng kháng cản đối diện thẳng (vuông góc) với hướng vận động ở đầu và cuối tầm vận động lực kháng cản được sử dụng ít nhất.
– Người bệnh không được nín thở trong khi tập.
3. Kỹ thuật
– Tập vận động có kháng trở đẳng trương (isotonic).
– Bài tập vận động có kháng trở đẳng trường (isometric).
– Nguyên tắc chung:
+ Đúng kỹ thuật.
+ An toàn.
+ Hiệu quả.
V. THEO DÕI
1. Trong khi tập: mạch, huyết áp, nhịp thở và các biểu hiện bất thường khác.
2. Sau khi tập: có mệt mỏi, đau kéo dài do tập qúa sức.
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong khi tập: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở và các biến chứng khác để xử trí kịp thời.
2. Sau khi tập: sau khi tập 24 giờ nếu người bệnh còn đau, mệt phải báo cáo bác sỹ chuyên khoa để xử trí và điều chỉnh chương trình tập cho phù hợp

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận