Chứng uất trong đông y và điều trị

Chia sẻ tin này:

Chứng uất là chỉ về bệnh tật do tình chí uất ức mà gây ra. Chu Đan Khê nói: “Huyết khí điều hoà thì không có bệnh, một khi uất ức thì mọi bệnh phát sinh”. Và trên quan điểm đó, sáng lập ra 6 chứng uất, đồng thời còn nếu ra 1 cách chính xác là giữa 6 chứng ấy thì trước hết là do khí uất, sau đó thấp, đàm, nhiệt, huyết, thực (đồ ăn) mới uất lại mà sinh ra bệnh.

Chứng uất phần nhiều do can khí uất ức mà gây ra, khi uất thì có thể hóa ra hoả, hỏa thịnh lại có thể động phong. Đó là can khí, can hoả, can phong, phát triển lên từng bước, nhân đó mà cách chữa về can khí và can hỏa do uất kết gây ra, trình bày tóm tắt như sau:

  1. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân bệnh này là do tình chí thương tổn, trước hết là can khí hoành nghịch, rồi sau ảnh hưởng đến tạng phủ kinh mạch xuất hiện ra mọi chứng hậu khác.

  • Do tình chí uất kết mộc không được điều đạt, can khí hoành nghịch, lấn sang tỳ vị, làm cho tỳ không kiện vận vì mất hoà giáng, tích thấp sinh đờm nhân có đờm làm ngăn trở khí. Hoặc có khi vì giận dữ hại gan, mộc uất hóa hoả, làm cho can hỏa căng thịnh, ảnh hưởng đến tâm phế, gây nên tâm hỏa động ở trong, phế không được chức năng, hoặc can hỏa quá mạnh, hại đến thận thủy, làm cho thận âm khuy tổn, tinh huyết khô ráo, cân mạch mất sự vinh dưỡng, phát hiện ra các chứng phong nhiễu động ở trong.
  • Can khí hoành nghịch, lấy chứng ngực sườn trướng đau làm chủ chứng. Như đã xâm phạm đến tỳ vị, thì kiêm có chứng vị quản bị tắc, ợ hơi nuốt chua, nặng thì đau bụng, nên nghịch lên, đại tiện thất thường, như đờm với khí va chạm nhau, thì kiêm có chứng trong họng có vật nghẽn tắc, nuốt không xuống, khạc không ra, cũng gọi là “Mai hạch khí”; như người huyết hư, thường kiêm có chứng đầu choáng váng, tim hồi hộp, hay quên, ít ngủ; như khí uất hóa hoả, thì kiêm có nhức đầu, mặt đỏ, tâm phiền, hay giật, hoặc hỏa nghịch lên sinh ho, cổ ngứa mà đau. Hoặc khí nghịch lên mà quyết, qua một lúc thì lại bình thường, tức là loại khí quyết. Nói chung về chứng “uất” thì mạch phần nhiều trầm huyền, kiêm có đờm thấp thì rêu lưỡi nhiều nhớt, mà mạch trầm hoạt, kiêm có huyết hư thì mạch có thể trầm sáp, khí uất hóa hoả, thì chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mạch huyền tế mà sác.
  • Nếu uất lưu huyết ứ làm ngăn trở đường lao thì lấy chứng ngực sườn đau làm chù chứng và kiêm có hình thể gầy còm, sắc mặt tối sạm, chất lưỡi hôi tím, mạch trầm sác. Nếu âm hư hỏa vượng, thì kiêm có chứng mặt đỏ, sốt cơn, hồi hộp ít ngủ, lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sác. Các chứng trên đây là chứng thường thấy trên lâm sàng. Nhưng bệnh nhân thường thường có nhiều sự biến đổi, cách chữa cũng rất phức tạp, nay chia ra trình bày như sau:
  1. CÁCH CHỮA

  • Cách sơ can

Can khí uất ở bản kinh, ngực tức sườn đau nên sơ can lý khí, dùng Tiêu giao tán (1) làm chủ phương, gia những vị hương phụ, uất kim, tô ngạnh, thanh bì, quất diệp. Khí uất mà có thấp trệ thì dùng Tứ thất thang (2) Việt cúc hoàn (3) làm chủ phương, nếu mối phát có hàn thì gia thêm ngô thù du, nhục quế.

  • Phép tiết can

Can khí hoành nghịch, vị quản đau mà nôn nghịch lên thì nên tiết can hoà vị, dùng Kim linh tử tán (4), Tả kim hoàn (5) làm chủ phương hoặc gia xuyên tiêu, nhục quế vị cay để thông dương, ô mai, bạch thược là vị chua để hoà âm, đó là để hợp cả vị đắng caỹ chua, là phương pháp chủ yếu để tiết can, lấy nghĩa là vị cay để khai, vị đắng để giáng, để tàn hành tiết nhiệt. Thường áp dụng trong trường hợp dùng phép sơ can không kiến hiệu, và bệnh tình phức tạp.

  • Phép bình can

Can khí nghịch lên thì chẳng những bụng, vị quản đau nôn nghịch lên dần dần sinh ra đầu choáng mắt hoa, mà nặng hơn bỗng nhiên khí quyết, qua một lúc thì tỉnh, cũng có khi khí nghịch lên mà sinh ho, khí bình lại thì khỏi, cách chữa nên bình can trấn nghịch, dùng bài Toàn phúc hoa đại giả thạch thang (6) làm chủ phương hoặc gia long xỉ, từ thạch phục thần, viễn chí, để trấn tâm an thần, hoặc gia xuyên bối, qua lâu bì, đại cáp tán (7) để yên phế chữa ho.

  • Phép thanh can tả can

Can hỏa quá mạnh, rất đễ động đến tâm hoả, nên dùng phép thanh, lấy bài Tiêu giao tán (1) làm chủ phương, nếu trường vị táo thực, đại tiện không đi được thì nên dùng phép tẻ, lấy bài Long đởm tả can thang (8) làm chủ phương. Nhưng hỏa mạnh tất nhiên thương tổn đến âm dịch, nên sau khi dùng thuốc xô rồi, vẫn nên dùng những phép thanh can dưỡng âm.

  • Phép hoạt huyết thông lạc

Đau sườn đã lâu, từng dùng phép sơ can không kiến hiệu, dinh khí không điều hòa, mạch lạc ứ trệ thì trong thuốc lợi khí nên kiêm thông huyết lạc, dùng Toàn phúc hoa thang (9) làm chủ phương, gia những vị quy tu, đào nhân, uất kim, trạch lan. Phép này Diệp Thiên Sỹ dùng rất linh hoạt. Vì ông đã theo bài Toàn phúc hoa trong sách “Kim quỹ yếu lược” mà biến hóa ra.

  • Phép dường huyết nhu gan

Bệnh lâu ngày ngươi yếu, âm huyết hư nhiều, các bộ phận ngực, vị quản, sườn lúc đau lúc không, từng dùng phương pháp sơ can lý khí lâu ngày mà không hiệu, thì nên tư thận dưỡng âm, kiêm điều dinh huyết, tính chất truyền nhiễm, cho đến tình khí thể chất người bệnh, không giống nhau mà dịch ra, nay tham khảo các nhân loại về bệnh này của người xưa và kết hợp với thực tiễn lâm sàng chia ra các chứng “ngược”, “ôn ngược”, “đảo ngược”, “tân ngược” và “ngược mẫu”, để tiến hành thảo luận, và phụ thêm chứng “chướng ngực” ở sau.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận