Lâm chứng trong Đông y và điều trị
“Bí đái” và “lậu” đều là bệnh tiểu tiện khó khăn. Đời xưa gọi chung là bí đái (lung) sách “Thiên kim yếu phương” của Tống Tư Mạc nói: Các sách vở xưa, cho chứng (lâm) là chứng lung cũng là một người bệnh tiểu tiện không thông, thì ngày nay gọi là chứng “lâm”, người xưa gọi là chứng “lung”.
Các y gia thời đời sau gọi muốn tiện cho việc biện chứng luận trị mới đem phân biệt ra hai chứng nhận rằng tiểu tiện không thông là “lung” (bí đái) cũng gọi là “lung bế”: tiểu tiện giỏ giọt đau buốt gọi là “lâm” (lậu).
-
NGUYÊN NHÂN
Sách “Kim quỹ yếu lược” bàn về nguyên nhân của bệnh lâm, là do nhiệt ở hạ tiêu. Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” cũng nói: “Mọi chứng lâm là do thận hư, mà bàng quang nhiệt…thận hư thì tiểu tiện đi luôn mà sít thì nhỏ từng giọt mà không thông, cho nên gọi là lâm”, về sau các nhà thuốc đều có phát huy. Như Phương Hữu Am nói: “Bị chứng lâm không phải do một nguyên nhân, hoặc vì phong lao, hoặc vì ăn béo uống rượu, hoặc vì giận dữ mà gây ra. Phong lao thì hư hỏa động, giận dữ thì động sinh hoả, rượu ngon đồ béo, thì gây thành thấp nhiệt, tích nhiệt lâu thì nhiệt kết ở hạ tiêu, cho nên tiểu tiện nhỏ giọt và đau”. Bệnh này kéo dài lâu ngày, cũng có thể chuyển thành hư hàn. Trương Cảnh Nhạc nói: “bệnh lâm lúc mới phát, đều là do nóng dữ…lâu ngày không khỏi đau sít nữa mà vẫn còn chất nhờn mổ, chảy ra thì trắng đục, đó là vì trung khí bị hãm xuống mà mệnh môn không kiên cố, đó là sự nhận thức đầy đủ về bệnh lâm.
-
BIỆN CHỨNG
Về chứng trạng của bệnh “lâm”, thiên “Lâm bệnh” sách “Kim quỹ yếu lược” nói: “bệnh lâm sinh ra, đái ra hình hột thóc, bụng dưới căng cứng, đau ran đến rốn”, về sau các nhà chú thích lấy chứng tiểu tiện đi như hột thóc, tức là chứng mà đời sau gọi là “lậu sỏi” (thạch lâm). Nhưng chứng “thạch lâm” đi đái ra những hòn sỏi cát nhỏ, không phải như hình hạt thóc. Duy có Từ Trung Tả cho là: “sắc trắng nhỏ giọt nhiều” cũng với sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” nói: “tiểu tiện ít mà đi luôn” đem chứng minh thì đó là chứng thường có của một bệnh “lâm”, không còn nghi ngờ gì nữa. “Bụng dưới căng cứng, đau ran đến rốn”, tức là bàng quang có gấp đau buốt, những hiện tượng này, là hiện tượng chung của bệnh “lâm”. Nay lại đem các chứng trạng của 5 chứng lâm, trình bày ra để làm tài liệu tham khảo cho khi biện chứng.
- Thạch lâm (lậu sỏi)
Bụng dưới đau râm ran, tiểu tiện khó, màu vàng đỏ, hoặc vẩn đục, đau không thể nhịn đđợc, trong nước tiểu kèm có sỏi cát, sau khi đái rồi hơi dễ chịu.
- Khí lâm (lậu khí)
Có hư thực khác nhau, thực là khí trệ, bụng dưới đầy đau, tiểu tiện sáp trệ, thường nhỏ giọt chưa ra hết. Hư thì bụng dưới chướng căng sa xuống, dồn xuống giang môn, mót rặn, đau bức tức.
- Huyết lâm (lậu huyết)
Trong nước tiểu có máu, đau buốt đầy căng, sắc huyết đỏ tía, mạch sác hữu lực, thuộc thực nhiệt. Nếu bệnh kéo dài lâu ngày sắc huyết đỏ nhợt, không đau buốt, mạch hư hơi sác thuộc huyết hư mà nhiệt, nên dưỡng âm thanh nhiệt và chỉ huyết.
- Cao lâm (lậu mỡ)
Đái ra chất nhờn như mỡ, khi đái trong ngọc hành sít đau, nếu kéo dài lâu ngày, hình thể gầy mòn, lúc đái phần nhiều không đau, là hiện tượng thận hư tinh kiệt.
- Lao lâm
Gặp khi lao động nhọc mệt thì phát, tiểu tiện nhỏ giọt không dứt, có chia ra “tỳ lao”, “thận lao”, bụng dưới trướng căng sa xuống, môi nhạt, mạch nhược, là thuộc tỳ hư, nếu eo lưng đầu gối mỏi mệt, chất lưỡi đỏ nhợt, mạch thấy trầm tế là thuộc thận hư.
-
CÁCH CHỮA
Bệnh này phần nhiều là chứng thực, chứng nhiệt nhưng kéo dài lâu ngày không khỏi, hoặc uống nhiều những thứ thuốc không lợi, cũng có thể xuất hiện chứng hư, chứng hàn, chứng thực nữa nên tuyên thông thanh lợi làm chủ, chứng hư nên chiếu cố đến tỳ thận. Nay căn cứ theo cách chữa của 5 chứng lâm trình bày như sau:
- Thạch lâm
Nên thanh nhiệt, tẩy trừ sỏi cát, dùng Thạch vĩ ván (8), Nhị thần tán (9), Hổ phách tán (10) tuỳ chứng mà áp dụng, và có thể dùng kim tiền thảo sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Khí lâm
Chứng thực nên tư lợi, dùng Trầm hương tán (11) nếu khí hư, thời nên ích khí, có thể dùng Bổ trung ích khí thang (3).
- Huyết lâm
Mới phát nên thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, dùng Đạo xích tán (12) hoặc Bát chính tán (13) nặng gia tô giác. Bệnh lâu mà hư, nên dưỡng âm thanh nhiệt chỉ huyết, dùng Thiên cân tán (14) hoặc Tiểu kế ẩm tử (14).
- Cao lâm
Lúc bệnh mới phát tiểu tiện sít đau, thuộc thực cách chữa nên thông lâm hóa trọc, dùng Tỳ giải phân thanh ẩm (15), hoặc Bát chính tán. Bệnh đã lâu ngày không đau nữa thì có thể theo mà chữa, nên ích thận cố tinh, dùng Thỏ ty tử hoàn (16), Tụ tinh hoàn (17).
- Lao lâm
Vì tỳ hư thì nên dùng Bổ trung ích khí thang gia xa tiền, trạch tả, vì thận hư, thì nên dùng Kim quỹ thận khí hoàn (4).
Phép chữa bệnh lâm ngày xưa có thuyết không bổ, không phát hãn, vì khi gặp bổ lại căng lên, huyết gặp bổ lại càng sít lại, nhiệt gặp bổ lại càng căng thịnh lên, sách “Kim quỹ yếu lược” cũng nêu ra “bệnh lâm không nên phát hãn, phát hãn thì đi tả ra máu”. Do đó có thể biết phép hãn và phép bổ, trong quá trình chữa bệnh lâm, là phải nên cẩn thận.
-
TÓM TẮT
Chứng “lung” (bí đái): là tiểu tiện không thông, chứng “lâm” là tiểu tiện đi nhỏ giọt buốt.
Nguyên nhân của chứng “lung” (bí đái) chủ yếu là do khí hóa của tam tiêu mất bình thường, cho nên bệnh này có quan hệ mật thiết với phế, tỳ, thận. Mà bệnh lâm do hạ tiêu kết nhiệt mà gây ra vì thế chữa bệnh “lung”, đái bí thì căn cứ vào bệnh biến của phế, tỳ, thận, mà biện chứng luận trị, không nên dùng bừa bãi thuốc thông lợi. Còn phép chữa bệnh “lâm” thì người đời xưa có thuốc không phát hãn, không bổ cho nên nói bệnh lâm lúc mới phát, thì chủ yếu là dùng phép xuyên thông thanh lợi. Nếu bệnh kéo dài lâu ngày, thì nên dùng phép chiếu cố cả tỳ và thận.
PHỤ THÊM: CHỨNG ĐÁI ĐỤC (TRỌC)
Bệnh “đái đục”, là nói về bệnh niệu đạo thường chảy ra những chất đục mà không đau buốt. Khi lâm sàng có thể chia ra hai loại là: đỏ và trắng. Đái ra chất có lẫn máu gọi là “xích trọc”, không lẫn máu gọi là bạch trọc.
Nguyên nhân sinh ra bệnh này, đại khái chia ra hai loại: 1 là do phòng lao quá độ, cố giữ không cho tinh tiết ra, mà gây nên bại tinh chảy tràn, 1 là do ăn nhiều chất ngọt béo quá, thấp nhiệt dồn xuống mà sinh ra. về mặt chứng hậu, đái ra chứng uế trọc mầu đỏ, là tâm hư nhiệt, nên ích khí dùng Thanh tâm liên tử ẩm (18) đái ra chất uế trọc sắc trắng, thấp nhiệt chứa ở trong thì nên thanh nhiệt lợi thấp, dùng Trị trọc cố bản hoàn (19) hoặc Tỳ giải phân thanh ẩm (15). Nếu thấp thận hư hàn, thường chảy xuống chất độc trắng thì nên bổ thận cố tinh và ôn dương có thể áp dụng các bài thỏ ty tử hoàn (16) gia Cửu tù hoàn.
PHỤ PHƯƠNG
- Hoàng cầm thanh phế ẩm: Hoàng cầm, chi tử, uống nóng, rồi móc miệng cho thổ ra, không ứng nghiệm, thì ra thêm hương hương sị.
- Xuân thạch tranh: Phục linh, bạch truật, trư linh, trạch tả, nhân sâm, quế chi.
- Bổ trung ích khí thang: Xem phụ phương số 2 mục Hư lao.
- Kim quỹ thận khí hoàn: Xem phụ phương số 16 mục Suyễn háo.
- Tư thận thông quan hoàn: Tri mẫu, hoàng bá, nhục quế.
- Hổ trương tán: Hổ trượng thảo, (nếu không có lấy đỗ ngưu tất, gia 1 phần dạ hương hoà vào uống).
- Hương nhung hoàn: Xạ hương, lộc nhung, phụ tử, thung dung, thục địa hoàng, phằ cố chỉ, trầm hương, đương quy.
- Thạch vĩ tán: Thạch vĩ, đông quy tử, mộc thông, mạch môn, xa tiền, sắc nước uống.
- Nhị thần tán: Hải kim sa, hoạt thạch, mộc thông, mạch môn, xa tiền, sắc nước uống.
- Hổ phách tán: Hổ phách, hoạt thạch, biến sác, uất kim, đương quy, mộc thông, mộc hương, lô diệp.
- Trầm hương tán: Trầm hương, thạch vỹ, hoạt thạch, đương quy, cổ mạch, xích thược, đông quy tử, bạch truật, trích cam thảo, vương bất lưu hành.
- Đạo xích tán: Biển súc, mộc thông, cù mạch, sơn chi, cam thảo, xa tiền tử, đại hoàng, hoạt thạch.
- Thuyết căn tán: Xem phụ phương số 14 mục Niệu huyết.
- Tiểu kế ẩm tử: Xem phụ phương số 22 mục Niệu huyết.
- Tỳ giải phản thanh ẩm: Tỳ giải, thạch xương bồ, ô dược, ích trí nhân, phục linh, cam thảo tiêu, muối ăn.
- Thỏ ty tử hoàn: Thỏ ty tử, phục linh, sơn dược, liên nhục, kỉ tử.
- Tụ tinh hoàn: Xem phụ phương số 4 mục Di tinh.
- Thanh tâm liên tử ẩm: Nhân sâm, hoàng kì, cam thảo, địa cốt bì, sài hồ, hoàng cầm, mạch môn, xích linh, sa tiền tử, thạch liên nhục, 1 phương gia viễn trí, xương bồ.
- Trị trọc cố bản hoàn: Hoàng bá, hoàng liên, phục linh, trư linh, bán hạ, sa nhân, ích trí nhân, cam thảo, liền tu.
Xem thêm
Sỏi thận tiết niệu – chẩn đoán và điều trị
Nhiễm trùng đường tiểu