Chấn thương ngực – triệu chứng, điều trị
Hai cơ quan chính nằm trong lồng ngực là tim và phổi. Khi bị thương tổn thì ảnh hưởng lẫn nhau. Trong điều trị chấn thương chủ yếu là lặp lại thăng bằng sinh lý hô hấp và tuần hoàn, giải phẫu là thứ yếu.
CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO CHỨC NĂNG HỒ HẤP BÌNH THƯỜNG
Có 3 yếu tố:
Thành ngực
- Thành ngực: di động theo chiều trước sau, khi bị gẫy xương sườn bệnh nhân không thở sâu được, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Cơ hoành: di động theo chiểu lên xuống đảm bảo 60% thông khí ở phổi. Khi bị thương tổn cơ hoành hoặc trưóng bụng thì ảnh hưởng hoạt động cơ hoành sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Đường hô hấp
Phải đảm bảo thông suốt khi có chấn thương ngực kèm chấn thương sọ não sẽ tăng tiết đờm rãi hoặc có máu gây tắc đường hô hấp. Lợi dụng đường hô hấp trên để làm giảm sức cản đường hô hấp có thể tiến hành mở khí quản.
Áp lực âm tính màng phổi:
ở người bình thường phổi nở được là do thay đổi áp lực âm tính trong khoang màng phổi, khác với hô hấp nhân tạo phổi nở được là do thay đổi áp lực dương tính trong lòng phế nang.
CÁC THƯƠNG TỔN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Gầy xương sườn
Phát hiện bằng cách tìm điểm đau chói hay tiếng lạo sạo của gẫy xương khi nắn dọc theo khung xương sườn.
Chụp X quang để phát hiện gẫy xương sườn và các biến chứng của nó gây ra. Điều trị:
- Toàn thân cho các thuốc an thần, giảm đau
- Tại chỗ: phong bế ổ gẫy bằng thuốc tê: xylocain, novocain…
- Cố định gãy sườn bằng băng dính to bản băng nửa ngực trong thì thở ra tôi đa và băng trên và dưới xương sườn gẫy một xương.
Mảng sườn di động
Điều kiện để có mảng sườn di động là phải gẫy 3 xương liên tiếp trỏ lên và gẫy 2 đầu. Hậu quả chính là gây hô hấp đảo ngược và trung thất di động.
Điều trị: 2 phương pháp:
+ Cố định ngoài (có mổ): cố định xương sườn gẫy bằng khâu mũi chữ X ô gãy, cố định bằng kim Kirchner…
Nhược điểm: cố định không tốt, dễ nhiễm trùng.
Ưu điểm: nhân tiện xử lý các thương tổn bên trong lồng ngực thì cố định sườn luôn.
+ Cố định trong bằng thở máy: cho bệnh nhân thuốc dãn cơ, đặt nội khí quản hoặc mở khí quản rồi thở máy trong thời gian 3 tuần.
Ưu điểm: cố định rất tốt
Nhược điểm: dễ nhiễm trùng hô hấp, tôn công sức (thở máy) và cần có phương tiện (thở máy)
Tràn khí màng phổi: giống ở phần vết thương ngực hở
Tràn máu màng phổi: như trên
Gãy xương ức: thường đây là một chấn thương mạnh, trực tiếp vào vùng xương ức.
Sau tai nạn bệnh nhân khó thở, khám thấy điểm đau chói hay tiếng lục cục của gãy xương trong khi thở.
Xử lý bằng kết hợp xương hoặc kéo liên tục với chỉ thép luồn mặt sau xương ức.
Trong chấn thương gãy xương ức đặc biệt phải chú ý phát hiện các thương tổn trong trung thất vì đây là một chấn thương mạnh.