Những điều cần biết sau mổ thay khớp háng

Chia sẻ tin này:

KHỚP HÁNG LÀ MỘT TRONG NHỮNG KHỚP QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CƠ THỂ
Khớp háng là khớp giữa chỏm xương đùi và ổ chảo của xương chậu. Chức năng quan trọng đầu tiên của khớp háng là nâng đỡ sức nặng của cơ thể ở cả tư thế tĩnh (đứng) lẫn động (đi lại, chạy nhảy…). Ổ chảo của xương chậu hướng xuống dưới, ra ngoài và ra sau, trong khi cổ xương đùi thì hướng lên trên, vào trong và ra trước. Góc nghiêng này giúp xương đùi hoạt động dễ dàng quanh khớp hông nhưng cũng làm cho cổ xương đùi kém vững chắc. Vì vậy, ở người già nếu bị té ngã thì nguy cơ gãy cổ xương đùi là rất lớn do kèm yếu tố loãng xương.
Khớp háng có phần bao khớp rất chắc nhưng bao xơ thì chùng, không căng nên khớp háng có được các động tác rất rộng rãi, chỉ thua khớp vai và nhờ đó mà nâng đỡ được sức nặng của cơ thể.
Các động tác của khớp háng: xoay ngoài (300 khi duỗi thẳng, 500 khi gấp), xoay trong (400), duỗi hay ưỡn (200), gấp hay cúi (1400), dạng (500), khép (300 khi duỗi, 200 khi gấp).
Nếu khớp háng bị mòn hay bị tổn thương sẽ gây đau và khó đi lại, khả năng làm việc sút kém.
PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
Thay khớp háng nhân tạo là phương pháp phẫu thuật để điều trị các bệnh lý của khớp háng sau khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Thông thường, thay khớp háng sẽ làm cho người bệnh giảm đau, vận động khớp háng sẽ được cải thiện giúp người bệnh trở lại với sinh hoạt hàng ngày.
Kỹ thuật thay khớp háng được phân biệt ra:

Thay khớp háng toàn phần (thay các mặt khớp của xương đùi và của ổ chảo): Áp dụng cho các trường hợp đau do viêm hay thoái hoá khớp háng, hoặc gãy cổ xương đùi ở người già.

Thay khớp háng toàn phần Thay khớp háng bán phần

Thay khớp háng bán phần: Thường được chỉ định cho những người bị gãy xương đùi trong các trường hợp như: thể lực kém, gãy xương bệnh lý, loãng xương nặng, kéo nắn không đạt yêu cầu, trật khớp một số ngày, có các bệnh trước đó như viêm khớp dạng thấp (người trẻ), hoại tử vô mạch, bệnh thần kinh…

• Thay khớp đơn cực: chỉ thay chỏm và cổ xương đùi (trước đây thường dùng chỏm Moore bằng kim loại, hiện nay thay bằng các vật liệu nhân tạo khác).
• Thay khớp lưỡng cực: thay chỏm và cổ xương đùi cùng với thay ổ chảo nhưng phần thay cho ổ chảo không gắn chắc vào xương chậu.

CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
Bao gồm:
– Viêm tắc tĩnh mạch sâu với hình thành các cục máu đông trong lòng mạch sau mổ thay khớp. Nguyên nhân có thể do ít vận động chân bên mổ hoặc do sang thương mạch máu trong quá trình phẫu thuật. Vì vậy, người bệnh nên tập dần chân bên mổ ngay sau khi tỉnh dậy với sự giúp đỡ của nhân viên y tế và có thể phải sử dụng thuốc chống đông máu khi có chỉ định.
– Nhiễm khuẩn nông vùng vết mổ hoặc nhiễm khuẩn sâu bên trong khớp. Biến chứng này có thể xảy ra sớm hoặc muộn (thường gặp sau mổ vài năm).
– Trật khớp.
– Tổn thương thần kinh tọa.
– So le chi.
– Lỏng khớp.
– Tử vong trong 30 ngày sau thay khớp
– Cứng khớp.
– Tổn thương mạch máu hoặc gãy xương
TIÊN LƯỢNG CỦA MỔ THAY KHỚP HÁNG
– 80% có kết quả tốt với cải thiện vận động và hết đau.
– Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau thay khớp hoàn toàn khoảng 0,5%.
– Sau thay khớp do gãy khớp háng, tỷ lệ tử vong trong 30 ngày là 2,4%.
– Tỷ lệ nhiễm khuẩn của mổ thay khớp háng là 1%.
– Tỷ lệ lỏng khớp 11 năm sau là 3%.
VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO NGƯỜI BỆNH SAU MỔ THAY KHỚP HÁNG
Tập trước mổ
Nhân viên vật lý trị liệu sẽ tư vấn cho bệnh nhân về các nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật, đánh giá hoạt động khớp háng, sức mạnh các cơ quanh khớp háng, vấn đề kiểm soát đau. Dựa vào những đánh giá này, nhân viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn chương trình tập trước mổ cho người bệnh, giải thích cho người bệnh hiểu về tầm quan trọng của việc tập luyện sau mổ, những thói quen sinh hoạt cần thay đổi cho phù hợp, sự cần thiết nếu phải giảm cân nặng.
Tập sau mổ
Đối với người bệnh nhân khớp háng, vận động càng sớm sẽ càng mang lại hiệu quả tích cực. Vì vậy, việc chăm sóc và hướng dẫn người bệnh luyện tập sau mổ rất quan trọng, góp phần làm giảm thiểu biến chứng đồng thời giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi để trở lại sinh hoạt bình thường.
Sau thay khớp phải chú ý thận trọng để tránh làm trật khớp. Trật khớp có thể xảy ra ở các tư thế như: gấp háng quá 900, xoay trong, khép háng vượt quá đường giữa. Nguyên nhân dễ gây trật khớp là do phẫu thuật làm thương tổn bao khớp, các dây chằng, các cơ cũng như do sự sai khác về kích thước giữa bộ phận ghép với các xương: kích thước chỏm xương đùi trung bình là 46 mm và của chỏm ghép chỉ 32 – 38 mm. Thông thường phải mất khoảng 6 tuần lễ thì các mô mới ổn định và phù hợp với kích thước nhỏ hơn.
Những bài tập này rất quan trọng, không chỉ giúp lưu thông tuần hoàn của chi, phòng chống tắc mạch, thuyên tắc phổi… mà còn làm tăng sức cơ và cải thiện tầm vận động của khớp. Ngày đầu tiên sau mổ, bệnh nhân có thể bắt đầu các bài tập trong phòng bệnh. Ban đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy không dễ chịu nhưng nó giúp đẩy nhanh khả năng phục hồi và làm giảm đau sau mổ. Bài tập trong mấy ngày đầu phải hết sức linh hoạt, thay đổi tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
– Giảm sưng, giảm đau khớp háng:

• Chườm lạnh 20 phút (2 giờ/1 lần)
• Kê cao chân

– Chương trình tập:

• Nằm ngửa đạp bàn chân lên xuống. Sau đó, đạp thẳng bàn chân ấn gót chân xuống giường.
• Nằm ngửa kéo bàn chân lên giữ lại. Sau đó, tập trung ấn đầu gối sát xuống giường.
• Nằm ngửa co chân lên xuống sao cho khớp háng và khớp gối không bị cong (nằm trên 1 đường thẳng).
• Nằm ngửa kéo chân dang ra ngoài, sau đó kéo vào (không kéo vào đến sát chân lành).
• Nằm ngửa chêm gối dưới khoeo chân, đưa thẳng chân lên.


 
 
 
 
 
 
Hướng dẫn người bệnh các cách xoay trở, ngồi dậy, chêm lót lúc nằm ngửa, nằm nghiêng, đứng dậy, tập đi…
Hướng dẫn chương trình tập ở nhà
Sau khi thay khớp háng toàn phần, người bệnh cần được bố trí và thích nghi trở lại với điều kiện sinh hoạt ở nhà hay nơi làm việc.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cần chú ý:

• Không ngồi ghế quá thấp hoặc quá mềm (khớp háng gập > 900 ).
• Không đứng quá lâu.
• Không xoay người bất thình lình.
• Không mang nặng.
• Không nằm nghiêng về phía chân đau.
• Nên ngồi bàn cầu cao khi đi vệ sinh.
• Cần tránh: ngồi xổm, ngồi xếp bằng, bắt chéo chân, cúi nhặt đồ rơi. Không để bàn chân xoay trong khi đứng, không ngồi hoặc nằm võng, quỳ gối.
• Khi làm việc nên sử dụng những dụng cụ trợ giúp như dùng chổi cán dài, hốt rác cán dài… để tránh cúi nhiều.

Sau phẫu thuật thay khớp háng, việc luyện tập rất quan trọng và góp phần không nhỏ vào thành công chung của phẫu thuật. Vì vậy, luyện tập đúng phương pháp sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng khớp háng, sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Sau thay khớp háng, người bệnh cần biết rằng dù chất liệu khớp nhân tạo tốt nhất cũng không bằng khớp háng bình thường. Vì vậy, trong quá trình luyện tập và sinh hoạt, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các bài tập do kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn, đặc biệt tránh các tư thế có thể gây trật khớp thì kết quả phẫu thuật mới thành công thực sự.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
8 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Quách Thị Lương
Quách Thị Lương
9 năm trước

Bố tôi 74 tuổi rồi đợt vừa rồi bố tôi mổ thay khớp háng bên phải đến nay đã được 2 tháng.trong 2 tháng thì bố tôi tập đi lại và sinh hoạt bình thường.nhưng tuấn vừa rồi cái xương vừa thay đó bật ra do bố tôi có cử chỉ ko đúng và chuyển đến BV chụp và được nắn lại bình thường nhưng được hai hôm thì lại bật ra tiếp?.tôi gọi bác sĩ đến nắn cho ông xong bác sĩ nói bố tôi cần phải bó bột cho ổn định xương khớp?.mà trời nắng như này bố bột thì liệu có tốt không mà gđình tôi ở hà Tĩnh.Xin bác sĩ tư vấn gips tôi sớm nhất?.
chân thành cảm ơn bác sĩ

Quỳnh Dung
Quỳnh Dung
9 năm trước

Tôi bị gãy cổ xương đùi nay muốn làm phẫu thuật thay khớp háng, xin cho hỏi tôi 42 tuổi vậy có sớm để thay không? Tôi gãy đã 20 năm.
Sau khi phẫu thuật tôi có thể chạy được không? Phải tránh ngồi xổm, leo cầu thang, bắt chéo chân suốt đời hay chỉ sau phẫu thuật một thời gian? Hiện tại tôi đi lại thấy đau và hơi nghiêng người do chân bị gãy hơi ngắn và đau khi di chuyển.
Xin cảm ơn bác sĩ.

Khang
Khang
9 năm trước

Ba của em thay khớp háng cũng hơn tháng rồi, tái khám lần 1 rồi, đến tái khám lần 2 thì định không đi vì xa với lại cũng không có gì ngoài dặn dò sơ sơ mấy cái biết rồi. Nhưng gia đình em muốn biết khi nào thì có thể vận động bình thường, có thể chạy xe máy? Vì bác sĩ bận rộn nên không tiện gọi điện hỏi. Mong nhận được sự tư vấn. Ba em mổ loại nặng nhất, hoại tử loại 3, nhưng ca mổ rất thành công và vết mổ cũng rất mau lành và đẹp.

Bùi Thị Thắm
Bùi Thị Thắm
8 năm trước

Thưa Bác sĩ! Chồng em năm nay 42 tuổi, bị thoái hoá khớp háng đã 5 năm nay. Tuy nhiên trước đó 2 năm thì chồng em phải trải qua một ca phẫu thuật ghép thận. Hiện giờ chân chồng em đi lại cực kỳ khó khăn nên muốn thay khớp háng. Vậy việc thay khớp háng có phải uống nhiều loại thuốc không, có ảnh hưởng đến việc uống thuốc chống thải ghép thận không ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ!