Cảnh giác bệnh về da khi mùa mưa đến

Chia sẻ tin này:
Mưa kèm khí hậu nóng ẩm dễ gây tổn thương da, gây viêm, nhiễm nếu không có biện pháp bảo vệ phù hợp.

Ảnh minh họa: benmarrahealth.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Phòng khám Da liễu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết hiện nay làthời điểm giao nhau giữa hai mùa mưa và nắng, là kiểu khí hậutương đối khắc nghiệt, có hại cho da. Đặc biệt mưa trên nền khí hậu nóng ẩm như ở miền Nam hiện nay được xemlà “kẻ thù không đội trời chung” của làn da.

Lúc này, cường độ nắng trong môi trường đang rất cao kèm theo những cơn mưa rải rác không đủ để cuốn trôi bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh trong môi trường, ngược lại còn làm bốc hơi các yếu tố gây hại và tồn tạilơ lửng trong không khí. Chúng skhiến làn da của con người dễ bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Theo bác sĩ Thanh, vào mùa hè cómột số bệnh về da tăng cao như:

– Viêm da ánh sáng, bỏng nắng và mề đay do tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Tổn thương có thể nhìn thấy là các mảng da đỏ hoặc phù nề, tróc vẩy trên bề mặt, có thể nổi mụn nước, bóng nước. Thường xảy ra nhất ở những vùng da tiếp xúc với nắng như mặt, cổ, vùng duỗi cánh tay.

Nhóm bệnh lý về da sẽ trở nên nặng hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mùa hènhư mụn trứng cá, chàm, viêm da-cơ, bệnh bóng nước do rối loạn chuyển hóa Porphyrin, nổi bật nhất là bệnh Lupus đỏ. Các tổn thương da cũng như tiến trình bệnh sẽ nặng hơn tỷ lệ thuận với thời lượng tiếp xúc và cường độ ánh nắng.

– Bệnh viêm da tiết bã biểu hiện là các mảng da đỏ, sần sùi, đóng vẩy vàng trên bề mặt, thường xảy ra ở các vùng da bị nhờn nhiều như hai má, nếp mũi – má, sau tai, da đầu. Các mảng da bệnh sẽ bị đỏ nhiều hơn, gây cảm giác châm chích khi bệnh nhân đi ra nắng.

– Bệnh da liễu liên quan đến tình trạng tăng tiết mồ hôi do khí hậu nóng ẩm như mề đay do mồ hôi hoặc do nước mưa. Bệnh nhiễm trùng như chốc ở em bé cũng thường gặp với biểu hiện mụn nước, bóng nước có quầng viêm đỏ xung quanh sau hóa thành mủ, rồi bể, khô đi và đóng vẩy.

– Khí hậu nóng ẩm còn tạo điều kiện cho vi nấm phát triển. Trong đó, thường gặp nhất là các loại vi nấm nông gây bệnh ở lớp sừng của da như vi nấm sợi tơ, vi nấm hạt men, lang ben. Các biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ở nhiều nơi như niêm mạc, tóc và móng, hăm kẽ ở những người tăng cân, hay nấm da ở nách, bẹn, mông…

– Nấm bẹn cũng là bệnh do vi nấm rất phổ biến ở các vùng khí hậu nóng ẩm. Bệnh nhân có thể quan sát thấy các mảng da màu hồng, hình đa cung, giới hạn rõ, ngoài rìa có nhiều mụn nước, ở trung tâm lành hay ít mụn nước hơn (diễn tiến ly tâm). Cảm giác ngứa nhiều khi ra mồ hôi. Từ một bên bẹn, nấm có thể lan sang bên kia, ra kẽ mông, xuống đùi, lên thắt lưng…

– Kiểu khí hậu hiện nay còn làm cho các tuyến mồ hôi nước tăng tiết kèm theo các ống dẫn mồ hôi ra bề mặt da bị bít tắc đột ngột do nhiệt độ nóng bức. Vùng da xung quanh các lỗ ra của tuyến mồ hôi bị kích thích viêm đỏ. Hiện tượng này hay gặp ở trẻ em và được gọi là bệnh rôm sảy.

– Ánh nắng mặt trời với thủ phạm chính là tia tử ngoại (còn gọi là cực tím, UV) có thể gây ung thư da vì tác động sinh ra nhiều gốc tự do, gây tổn thương ADN của tế bào da.

– Những bệnh liên quan đến thẩm mỹ da do bị tác động lâu dài của ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như sạm da, rám má, lão hóa da (đốm đồi mồi). Trong đó, lão hóa da là một tình trạng da bị thoái biến theo kiểu hư hại, thể hiện bằng các dấu hiệu da dày sừng sần sùi, giảm tính đàn hồi và xuất hiện nhiều đường nhăn gãy nông, sâu trên mặt. Da cũng trở nên khô thiếu ẩm do sức đề kháng giảm.

– Nhóm bệnh do dị ứng do các tác nhân ô nhiễm trong không khí dễ khiến da bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, vết xước do cào gãi, mất ngủ…

– Một số thuốc làm cho da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hơn, chẳng hạn như kháng sinh nhóm cyclin để điều trị mụn, một số thuốc tim mạch, kháng sốt rét… Người bệnh đang dùng những loại thuốc này mà đi nắng dễ làm cho da bị cháy đen hơn.

– Nghiên cứu lâm sàng cho thấy dưới tác động của nắng nóng, những chất giúp cho da săn chắc và tươi trẻ như collagen, elastin, axit hyaluronic đều bị phá hủy dẫn đến hiện tượng nhăn nheo da, giảm tiết nhờn, làm da thiếu ẩm… Khi lớp ẩm tự nhiên này bị yếu đi, da dễ bị tấn công tiếp bởi nắng và những tác hại khác của môi trường. Đồng thời, hệ thống bảo vệ da chống lại vi trùng và chất lạ xâm nhâp bị yếu đi, làm da dễ bị nhiễm trùng hoặc càng hư hại nặng hơn. Vì thế, bác sĩ Vân Thanh khuyên mọi người cần chú ý tránh nắng và có biện pháp chống nắng nhằm giữ gìn cho làn da được khỏe và trẻ lâu hơn.

Để phòng ngừa các bệnh vừa kể trên, nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo vải mỏng nhẹ mát, thấm hút mồ hôi. Tránh mặc quần áo quá dày, có chất len dạ hay nilon sẽ làm da bị ngứa… Những người phải làm công việc ngoài trời hoặc đang dùng thuốc gây tăng sắc tố da thì phải bảo vệ da và chống nắng thật hữu hiệu. Ai thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt thì nên thường xuyên thay quần áo sạch để cho da được khô thoáng. Ngoài ra cần có một chế độ ăn uống hợp lý với nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc, dùng kem chống nắng sgiúp làn da sáng đẹp hơn.

Bác sĩ khuyên mọi người khi phát hiện bất kỳ tổn thương da khả nghi nào nên đến cơ sở chuyên khoa da liễu để khám và điều trị đúng cách.

Nguồn vnexpress.net

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận