Chữa đau thần kinh tọa thế nào?
SKĐS – Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn được gọi là đau thần kinh hông to, được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi,
Nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép rễ thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm (thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5-S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng); trượt đốt sống; thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt lưng. Các nhóm nguyên nhân do thoái hóa này có thể kết hợp với nhau. Các nguyên nhân hiếm gặp hơn: viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u), chấn thương, tình trạng mang thai…
Biểu hiện đau thần kinh tọa
Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà biểu hiện trên lâm sàng có khác nhau: tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân; tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái (ngón I); tổn thương rễ L5 đau lan tới lòng bàn chân (gan chân) tận hết ở ngón V (ngón út). Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân. Triệu chứng đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa là quan trọng nhất trong chẩn đoán xác định.
Đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng khi đi lại nhiều. Trường hợp có hội chứng chèn ép: tăng khi ho, rặn, hắt hơi. Có thể có triệu chứng yếu cơ (khó kiễng chân, khó đứng trên đầu ngón chân).
Cần phân biệt với các trường hợp giả đau thần kinh tọa như: đau thần kinh đùi, đau thần kinh bì đùi, đau thần kinh bịtđau khớp háng do viêm, hoại tử, thoái hóa, chấn thương; viêm khớp cùng chậu, viêm, áp-xe cơ thắt lưng chậu…
Chữa ở đâu, như thế nào?
Điều trị theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng) giảm đau và phục hồi vận động nhanh điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừacan thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.Trường hợp đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.
Ngoài ra, bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi Nên nằm giường cứng, tránh võng hoặc ghế bố, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.Điều trị bằng thuốcgiảm đau, kháng viêm, giãn cơ… theo chỉ định của bác sĩ; mát-xa liệu pháp có ích đối với đau thần kinh tọa vì làm tăng tuần hoàn máu, giãn cơ và kích thích tiết các endorphin; thể dục trị liệu: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ có thể giảm đau và giúp giảm chèn ép khi có trồi đĩa đệm. Bơi là môn thể dục tốt nhất đối với các bệnh nhân này. Một số bài tập cơ lưng giúp tăng cường sức mạnh cột sống, khối cơ, dây chằng và gân trên cơ sở không gây xoắn, vặn cột sống, không gấp cột sống quá mức; đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.
Tùy vào thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cụ thể.Có thể sử dụng các thủ thuật điều trị can thiệp tối thiểu: sử dụng sóng cao tần (tạo hình nhân đĩa đệm); chỉ định ngoại khoa khi điều trị nội khoa thất bại hoặc những trường hợp có chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…).
Tùy theo tình trạng thoát vị, trượt đốt sống hoặc u chèn ép cũng như điều kiện kỹ thuật cho phép mà sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau (nội soi, sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ hở, làm vững cột sống). Hai phương pháp phẫu thuật thường sử dụng:phẫu thuật lấy nhân đệm; phẫu thuật cắt bản sống (cắt cung sau đốt sống) chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống. Có khoảng 70 – 80% bệnh nhân giảm đau sau thủ thuật này, tuy nhiên phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phátTrường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng, cố định bằng phương pháp làm cứng đốt sống.
Để phòng bệnh, nên giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu hoặc lái xe, có thể mang đai lưng hỗ trợ; tránh các động tác mạnh đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng; luyện tập bơi lội hoặc yoga giúp tăng sức bền và sự linh hoạt khối cơ lưng, ngăn ngừa tái phát.
BS. Ngọc Lan