Đồ uống nhiễm chì, người tiêu dùng có thể khởi kiện để đòi bồi thường

Chia sẻ tin này:
Uống nước nhiễm chì, người tiêu dùng hoàn toàn có thể khởi kiện
Uống nước nhiễm chì, người tiêu dùng hoàn toàn có thể khởi kiện

Người tiêu dùng nếu mua và sử dụng đồ uống nhiễm chì, có thể khiếu nại để đòi được bồi thường.

Hỏi:Cho em hỏi nhà em có đứa em thường xuyên uống Rồng đỏ hàng ngày, em vừa xuất viện về nhà sau 1 thời gian điều trị tiểu đường cấp 4 và nhiễm trùng máu, dù em mới học lớp 9 thôi. Giờ em có thể khởi kiện nhãn hàng này để làm các xét nghiệm cần thiết hay không?và mức bồi thường như thế nào? (Lại Ngọc Hiếu – Bà Rịa, Vũng Tàu)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Bước đầu, gia đình có thể thông qua phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng với doanh nghiệp có nhãn hàng ấy, kể cả việc hỗ trợ làm các xét nghiệm cần thiết.

Còn việc khởi kiện ra tòa thì cái quan trọng là phía người tiêu dùng phải cung cấp được chứng cứ chứng minh việc thường xuyên uống nước Rồng đỏ dẫn đến bệnh tình như hiện nay.

Vì vậy, gia đình cần có tư vấn của luật sư trước khi quyết định đưa vụ việc ra tòa. Hội có thể giúp giới thiệu một văn phòng luật sư đã hỗ trợ bảo vệ thành công một vụ người tiêu dùng kiện cơ sở bán hàng không đảm bảo chất lượng dẫn đến gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.

Nếu thực sự nguyên nhân dẫn đến bệnh tật của em cháu là do uống nước Rồng đỏ thì mức bồi thường như thế nào tùy thuộc vào mức độ thiệt hại và phán quyết của tòa án.

Uống nước nhiễm chì, người tiêu dùng hoàn toàn có thể khởi kiện - Ảnh 1.

Đại diện báo điện tử Trí Thức Trẻ đang tặng hoa khách mời.

Hỏi: Thưa ông Hùng, ông có thể kể thật chi tiết cho người dân các bước buộc phải làm nếu muốn đòi quyền lợi từ 1 công ty thực phẩm khi hàng hóa của công ty này bị phát hiện không an toàn? Để người dân biết là bây giờ khi mua hàng thì phải làm những gì? (Ba Lân – TP.HCM)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Có 2 tình huống đặt ra:

Tình huống thứ nhất: Đã mua và sử dụng thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng có thể sử dụng các phương thức sau đây:

– Người tiêu dùng có thể khiếu nại đến nơi mua hàng để đòi được bồi thường. Bồi thường ở đây gồm bồi thường về tài sản, cụ thể là lượng hàng hóa đã mua và bồi thường thiệt hại về sức khỏe nếu có. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi đơn vị bán hàng nhận được khiếu nại thì phải có trách nhiệm giải quyết. Trong trường hợp không giải quyết, thì theo pháp luật hiện hành, đơn vị đó sẽ bị phạt từ 1 – 7 triệu đồng.

– Hoặc người tiêu dùng có thể sử dụng phương thức hòa giải. Cụ thể, có thể khiếu nại đến Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bao gồm Trung ương hội và 50 hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở 50 tỉnh thành phố (sắp tới sẽ thêm 1 hội nữa được thành lập ở Hà Giang, nâng tổng số lên 51 hội/63 tỉnh thành phố).

Thủ tục khiếu nại lên hội rất đơn giản. Nếu khiếu nại đến trung ương hội (có VP ở Hà Nội và TP. HCM), chỉ cần google và tìm kiếm từ khóa Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam sẽ ra ngay trang web của hội. Bên trái của trang có banner “Khiếu nại của người tiêu dùng” với số hotline và biểu mẫu, trên đó có tất cả thông tin liên lạc với Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Văn phòng tư vấn khiếu nại của hội sẽ thụ lý và tư vấn giải quyết khiếu nại. Cũng xin nói thêm, cho đến nay việc tư vấn khiếu nại hoàn toàn miễn phí, người khiếu nại không phải mất bất cứ khoản tiền nào. Cách thứ hai, người tiêu dùng có thể gọi tới số tổng đài 1081. Tổng đài sẽ nối máy tới văn phòng khiếu nại ở địa bàn người tiêu dùng khiếu nại.

Người tiêu dùng có thể khiếu nại đến cơ quan nhà nước. Cụ thể, ở cấp Trung Ương là Cục quản lý Cạnh tranh qua tổng đài tư vấn hỗ trợ người tiêu dùng 18006838 sẽ được tư vấn, hướng dẫn khiếu nại hoặc khiếu nại đến các Sở Công Thương, UBND các quận huyện (bộ phận giải quyết tùy thuộc sự phân công của UBND huyện).

– Người tiêu dùng có thể sử dụng phương thức Trọng Tài để bảo vệ quyền lợi (tuy nhiên theo tôi được biết thì phương thức này ít được sử dụng).

– Tòa án: Người tiêu dùng có thể khiếu kiện vụ việc ra tòa án dân sự. Trường hợp này, luật pháp quy định vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ được “ưu ái”, ví dụ không phải nộp tạm ứng án phí, lệ phí tòa, được áp dụng thủ tục đơn giản nếu có đủ các điều kiện như giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng, vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng.

Tuy nhiên, cần lưu ý người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình nhưng không phải chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa vì việc đó là nghĩa vụ của phía tổ chức kinh doanh.

Trường hợp thứ 2: Trong trường hợp chưa mua nhưng sẽ mua:

– Tránh những sản phẩm đã được cảnh báo trên báo chí hoặc các nguồn thông tin đáng tin cậy khác.

– Khi mua người dùng nên chủ động bảo vệ quyền lợi của mình để có căn cứ giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Ví dụ, nếu mua hàng những nơi có hóa đơn, chứng từ thì nên lấy và lưu giữ lại. Nếu mua ở nơi không có hóa đơn, chứng từ, người tiêu dùng nên mua ở những nơi quen biết….

Hỏi: Thực tế rất nhiều người mua 1 chai nước giải khát ở đại lý ven đường, chẳng hóa đơn gì cả. Với hệ thống pháp luật Việt Nam bây giờ, giả sử khi người đó uống hết chai rồi, vứt chai đi, nhưng sau đó phát hiện loại sản phẩm này nhiễm chất độc. Người này có kiện đòi bồi thường được hay không? (Hoàng Xuân – Vĩnh Phúc)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Đây đúng là thực tế tại Việt Nam hiện nay. Nhưng theo tôi biết với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, người tiêu dùng nếu không có đủ bằng chứng, chứng cứ thì rất khó giải quyết.

Trên thực tế, giải quyết khiếu nại của hội, có những vụ không thành công là do người tiêu dùng thiếu chứng cứ.

Qua vụ việc này thì tôi nghĩ chúng ta nên thay đổi thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng nên mua ở những nơi có địa chỉ rõ ràng, có điểm bán cố định, lưu giữ các chứng từ, hóa đơn, ví dụ nếu mua đồ trong siêu thị nên lưu lại hóa đơn thanh toán để khi xảy ra sự việc thì “tre còn có chỗ chẻ”.

Uống nước nhiễm chì, người tiêu dùng hoàn toàn có thể khởi kiện - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời giao lưu trực tuyến tại tòa soạn.

Hỏi: Trong thời gian qua, ngoài C2, nước Rồng đỏ, các loại giàu gội đầu có chứa chất cấm… đã có lệnh thu hồi, nhưng cho tới lúc này, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã có những động thái cụ thể nào chưa? Trong thời gian tới, Hội có kế hoạch gì để tỏ rõ chức năng của Hội hay không? (Hồng Trang – Hà Nội)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Cũng như bất cứ tổ chức nào khác, Hội chỉ được phép làm những gì mà luật pháp cho phép.

Việc thu hồi sản phẩm là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh có vi phạm và việc giám sát thu hồi là trách nhiệm của cơ quan chức năng của nhà nước.

Hội sẵn sàng tiếp nhận thông tin từ phía người tiêu dùng để phản ánh với cơ quan chức năng, có biện pháp yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thu hồi một cách triệt để để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo ông, doanh nghiệp sản xuất hay cơ quan quản lý hậu kiểm là người có lỗi trong việc “tung” ra các sản phẩm đồ uống (lô trà xanh C2, nước tăng lực Rồng đỏ) nhiễm chì?

Theo suy nghĩ của tôi, lỗi của doanh nghiệp là rõ rồi. Chính vì vậy mới bị cơ quan có thẩm quyền của nhà nước xử phạt. Còn việc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đến đâu trong việc hậu kiểm thì thuộc thẩm quyền kết luận của nhà nước. Hội không phải là nơi đưa ra kết luận này.

Về vụ việc này, Hội rất hoan nghênh cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đã ra quyết định xử phạt nghiêm minh và kịp thời. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng người tiêu dùng cũng có quyền đặt câu hỏi liệu cơ quan quản lý có trách nhiệm đến đâu trong những vụ việc như thế này.

Hỏi: Theo ông, doanh nghiệp sản xuất hay cơ quan quản lý hậu kiểm là người có lỗi trong việc “tung” ra các sản phẩm đồ uống (lô trà xanh C2, nước tăng lực Rồng đỏ) nhiễm chì? (hothuan6378_55@…com)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Theo suy nghĩ của tôi, lỗi của doanh nghiệp là rõ rồi. Chính vì vậy mới bị cơ quan có thẩm quyền của nhà nước xử phạt. Còn việc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đến đâu trong việc hậu kiểm thì thuộc thẩm quyền kết luận của nhà nước. Hội không phải là nơi đưa ra kết luận này.

Về vụ việc này, Hội rất hoan nghênh cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đã ra quyết định xử phạt nghiêm minh và kịp thời. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng người tiêu dùng cũng muốn biết trách nhiệm của cơ quan quản lý đến đâu trong những vụ việc như thế này.

Hỏi:Cục quản lý thị trường và bộ y tế có trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm soát mức độ an toàn của nước giải khát trên thị trường? (Minh Giám – FB)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Theo tôi biết, quản lý an toàn thực phẩm nước uống đóng chai thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế, còn quản lý an toàn thực phẩm đối với nước giải khát thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, trong đó Cục quản lý thị trường là cơ quan giúp Bộ thực thi kiểm tra, kiểm soát trên thị trường.

Nguồn soha.vn

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận