Y học cổ truyền chữa bệnh sa sút trí tuệ người già

Chia sẻ tin này:

BỆNH NGUYÊN, BỆNH CƠ

Theo y học cổ truyền, sách “Y học chính truyền” mô tả bệnh sa sút trí tuệ trong phạm vi chứng “ngu si”, “Tư sinh kinh” mô tả trong “si chứng”, “Cảnh Nhạc toàn thư” gọi đây là chứng “si ngai” ), “Lâm chứng chỉ nam y án” gọi là chứng “thần ngai”

Y học cổ truyền cho rằng não là nơi cao nhất của cơ thể, là nơi mà từ đó đưa tinh hoa khí huyết của tạng phủ đi khắp cơ thể để phát huy tác dụng: trong thì làm thông tạng phủ, ngoài thì bảo vệ cơ thể. Khi cơ thể về già, hoặc do bệnh lâu ngày, tạng phủ hư suy, hoặc sau khi bị trúng phong, âm dương bất điều, khí huyết tinh tủy chuyển hoá thất thường, khí cơ thăng giáng nghịch loạn, đàm trệ huyết ngưng làm ảnh hưởng đến công năng của não mà gây bệnh.

Bệnh chủ yếu là ở não, có quan hệ mật thiết với ngũ tạng trong cơ thể. Theo y học cổ truyền: tâm tàng thần, can tàng hồn, tỳ tàng ý, phế tàng phách, thận tàng chí.

  • Suy giảm trí nhớ và rối loạn ngôn ngữ đều liên quan đến tâm, thận (thần chí).
  • Tính khí hành vi và thay đổi nhân cách liên quan đến can (hồn).
  • Suy nghĩ trừu tượng liên quan đến tỳ (ý).
  • Định hướng không gian, thời gian, cảm giác có liên quan đến phế (phách).

Về cơ chế gây bệnh: não tủy bất tức, âm dương khí huyết của ngũ tạng suy tổn

là bản; khí trệ, huyết ngưng, đàm trọc là tiêu. Đầu là nơi hội tụ của dương khí. Khi thanh dương của lục phủ không thể hội tụ ở đầu, tủy hải bất túc, thần minh thất dưỡng, công năng thất thường, không thể bảo vệ được bên ngoài cơ thể và ngũ quan, chín khiếu, dần dần sẽ gây sa sút trí tuệ

Thận khuy tuổi già

  • học cổ truyền cho rằng: thận chủ cốt, tàng chí, sinh tủy, não là bể của tủy. Khi thận tinh sung túc thì chức năng sinh tủy được thịnh vượng, não tủy dồi dào, tinh lực tràn trề, trí lực tốt, tai thính, mát tinh, động tác linh lợi. Khi cơ thể trở nên lão hoá, thận tinh suy nhược, không sinh tủy để bổ sung cho não được gây giảm trí nhớ, giảm quyết định hành động mà thành sa sút trí tuệ.

Ăn uống không điều độ

Tỳ chủ vận hóa, tàng ý.

Do ăn quá nhiều đồ ngọt béo, hoặc uống nhiều rượu thành nghiện, làm tổn thương tỳ vị, chức năng vận hoá bị suy giảm, thấp trọc đình trệ lại ở bên trong cơ thể lâu ngày hoá đàm. Đàm trọc nội thịnh, đưa lên trên che lấp thanh khiếu, nhiễu loạn thần minh, làm ý không có chỗ tàng. Hoặc do trong cơ thể sẵn có đàm thấp nội thịnh, lại thêm ngoại cảm nhiệt tà, thấp nhiệt kết lại trong cơ thể, che lấp thanh khiếu, nhiễu loạn thần minh mà gây chứng sa sút trí tuệ.

Thất tình nội thương

Do tình chí bất toại kéo dài, lo âu quá độ, tâm tý hao tổn. khí huyết hư suy, làm cho thần chí thất dưỡng. Tỳ hư nên không thể hoá sinh khí huyết, thanh dương không thăng nên không thể bổ sung tinh hoa khí huyết cho não được. Hoặc do tình chí bất toại, can khí uất kết, khiến cho khí huyết nghịch loạn, nhiễu loạn thần minh. Hoặc do can uất bất đạt. khí cơ trở trệ lâu ngày khiến cho tân dịch đình trệ, đàm kết, ảnh hưởng đến lạc mạch của não, thần chí thất dưỡng, lâu ngày dẫn tới sa sút trí tuệ.

Mất cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi

Do lao lực quá độ mà gây thương khí, lo lắng quá độ làm lớn thương tâm tỳ, dẫn tới khí huyết khuy tổn, não không được nuôi dưỡng. Hoặc do phòng dục quá độ làm thận tinh hư hao, tinh không thổ sinh tủy, tủy hải hư suy đều là những tác nhân gây bệnh.

Quá an nhàn, không làm việc, khí huyết vận hành bất xướng, tỳ vị không chủ được vận hoá sinh ra đàm thấp cũng là những nguyên nhân gây bệnh.

Như vậy, nguyên nhân gây sa sút trí tuệ chủ yếu là hư, tuy nhiên bệnh có cả hư lẫn thực. Tạng phủ khí huyết bất túc, âm dương thất điều, làm cho tủy hai không được sung túc, não suy, thần nhược là hư. Khí trệ, huyết ngưng, đàm trọc bít tắc các khiếu, làm mất sự linh hoạt của não là thực. Trên lâm sàng có thể đơn độc tồn tại chứng thực hoặc chứng hư; cũng có thể biểu hiện hư thực thác tạp.

PHÂN THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Theo y học cổ truyền, biểu hiện chủ yếu của sa sút trí tuệ là não tủy hư trống, các khiếu trở trệ, thần chí không thông. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tạng phủ, âm dương, khí huyết suy tổn, thất điều, Vì vậy, khi biện chứng luận trị cần giải thích được diễn biến bệnh của tạng phủ; tình trạng hư – thực của khí – huyết, âm – dương trong cơ thể; tính chất bệnh và gốc – ngọn của bệnh.

Do người bệnh suy giảm trí nhớ, không thể trả lời chính xác các câu hỏi của thầy thuốc làm ảnh hưởng rất nhiều tới chẩn đoán xác định, đặc biệt là chẩn đoán thể bệnh theo y học cổ truyền. Vì vậy, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào quan sát chất lưỡi, rêu lưỡi và mạch chẩn.

Thông qua tứ chẩn, bát cương, kết hợp với biện chứng luận trị theo y học cổ truyền mà đề ra phương pháp điều trị thích hợp.

Thể thận tinh khuy tổn

Chứng hậu

  • Tinh thần uỷ mị, nét mặt ngẩn ngơ
  • Rối loạn ngôn ngữ
  • Động tác hoặc hành động khó khăn
  • Thần thái biểu hiện ra hai mắt giảm hoặc thất thần
  • Hai gò má đỏ
  • Liệt dương
  • Đại tiểu tiện không tự chủ
  • Chất lưỡi đạm, rêu lưỡi mỏng
  • Mạch trầm vi.

Pháp điều trị: bổ thận ích tinh.

Phương dược

  • Cổ phương: Hữu quy hoàn hợp Quy lộc nhi tiên giao.
Thục địa 320g Sơn thù 160g
Hoài sơn 160g Kỷ tử 160g
Đỗ trọng 160g Đương quy 120g
Thỏ ty tử 160g Lộc giác giao 160g
Nhục quế 80g Phụ tử chế 80g
Quy bản 80g Nhân sâm 80g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 16 – 18g/lần X 2 – 3 lần/ngày với nước ấm hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

+ Tiểu tiện không tự chủ: bội liều hoài sơn, gia ích trí nhân 120g.

+ Đại tiện bí kết: gia sinh thủ ô 120g, nhục thung dung 80g.

+ Ngoài ra có thể dùng Lục vị địa hoàng hoàn gia vị.

Thục địa 320g Hoài sơn 160g
Sơn thù 160g Trạch tả 120g
Bạch linh 120g Đan bì 120g
Phụ tử chế 40g Quế chi 40g
Kỷ tử 120g Hoàng tinh 120g
Tử hà xa 1 cái

Tử hà xa sấy khô, tất cả các vị thuốc tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 12 – 16g/lần X 2 – 3 lần/ngày với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang Với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Thuốc nam:

Đỗ đen sao chín 15g Hoàng tinh 15g

Hà thủ ô 12g Tang thầm 12g

Hạt dây tơ hồng 10g Kỷ tử 12g

Sâm nam 12g Ngọc trúc 10g

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

Vị thuốc Kỷ tử điều trị sa sút trí tuệ

Châm cứu

  • Châm bổ tứ thần thông, thần đình, chi câu, thái khê, tam âm giao, nội quan, thần môn. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
  • Nhĩ châm: thần môn, vùng dưới vỏ, thận. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Thể khí huyết lưỡng hư

Chứng hậu

  • Thờ ơ, mệt mỏi, ngại nói, đoản hơi, tinh thần không phấn chấn, đờ đẫn, chậm chạp, trí tuệ giảm sút, hoảng sợ bất an
  • Ngủ ngày, đêm ngủ ít, run chân tay
  • ăn kém
  • Sắc mặt vàng nhợt
  • Chất lưỡi hồng đạm
  • Mạch vi vô lực hoặc tế nhược.

Pháp điều trị: ích khí bổ huyết, dưỡng tâm an thần.

Phương dược

  • Cổ phương: Bát trân thang gia vị.
Đảng sâm 15g Phục linh 15g
Bạch truật 15g Chích cam thảo 10g
Xuyên khung 15g Đương quy 15g
Thục địa 15g Bạch thược 15g
Ích trí nhân 10g A giao nướng 15g

sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút.

Ngoài ra có thể dùng Quy tỳ thang hợp Đương quy thược dược tán.

Đảng sâm 15g Hoàng kỳ 15g
Bạch truật sao 15g Phục thẫn 15g
Đương quy 15g Táo nhân 15g
Viễn chí 6g Long nhãn 15g
Mộc hương 10g Bạch thược 15g
Xuyên khung 12g Trạch tả 12g
Chích cam thảo 6g Đại táo 12g
Sinh khương 3 lát

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút. Gia giảm: huyết hư nhiều gia a giao 12g, thục địa 12g.

  • Thuốc nam:
Sâm nam 12g Quả dâu chín I2g
Đỗ đen sao chín 12g Kê huyết đằng 12g
Long nhãn 12g Liên nhục 12g
Củ mài 12g Lạc tiên 10g
Rễ vú bò 15g Hà thủ ô đỏ 12g

Sắc uống ngày 1 thang. cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 10 – 20 phút, uống trong ngày.

Vị thuốc Long nhãn điều trị sa sút trí tuệ
Vị thuốc Long nhãn điều trị sa sút trí tuệ

Châm cứu

  • Châm bổ tứ thần thông, thần đình, chi câu, túc tam lý, thái khê, tâm du, nội quan, thần môn, huyết hải, tam âm giao. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
  • Nhĩ châm: thần môn, vùng dưới vỏ, tâm, tỳ, can, thận. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 — 2 lần/ngày.

Thể đàm trọc trở khiếu

Chứng hậu

  • Thể trạng béo, thờ ơ, động tác chậm chạp, trí tuệ giảm sút nhiều
  • Đờm nhiều, ngủ ngáy
  • Thể hiện ngôn ngữ khó khăn
  • Lưỡi cứng, nói khó, chất lưỡi đạm bệu, rêu lưỡi trắng nhớt
  • Mạch trầm hoạt.

Pháp điều trị: táo thấp hoá trọc, trừ đàm, khai khiếu.

Phương dược

  • Cổ phương: có thể dùng một trong các bài thuốc điều trị sau: + Địch đàm thang gia giảm.
Bán hạ chế 10g Trần bì 08g
Phục linh 10g Chích cam thảo 06g
Đởm nam tinh chế gừng 08g Đảng sâm 12g
Xương bồ 08g Trúc nhự 08g
Đại táo 10g Sinh khương 3 lát
Phục linh 10g Lục khúc 15g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần,

. Đại tiểu tiện bí, nước tiểu đỏ: gia đại hoàng 06g, mang tiêu 06g.

. Đàm hoả nội nhiễu: hoa mắt, chóng mặt, cảm giác nóng trong, bốc hỏa,

hồi hộp trống ngực: gia hoàng liên 10g, xuyên bối mẫu 08g.

+ Bán ha bach truật thiên ma thang.

Bán hạ chế 08g Bạch truật 15g

Thiên ma 15g Phục linh 10g

Trạch tả 10g trần bì 06g

Cam thảo 06g Sinh khương 3 lát

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

. Sắc mặt vàng nhợt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp: gia đương quy 12g, a giao 12g để dưỡng huyết định quý.

. Đoản khí: hồi hộp, trống ngực, thở ngắn, đoản hơi, gia hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g để bổ khí kiện tỳ.

+ Bảo hoà hoàn gia giảm.

thần khúc 80g Trần bì 40g
Sơn tra 240g Liên kiểu 40g
Phục linh 120g La bạc tử 40g
Bán hạ chế 120g Đan sâm 120g
Xuyên khung 120g Xích ìhược 120g
Viễn chí 40g Thạch xương bồ 120g

Các vị thuốc tán bột mịn, hòa nước cơm làm hồ, hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống 8 – 12g/lần X 2 – 3 lần/ngày với nước Sôi để nguội hoặc nước sắc mạch nha sao. Có thể dùng thang với liều thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 Lần.

Viễn chí điều trị sa sút trí tuệ
Viễn chí điều trị sa sút trí tuệ

+ Nhị trần thang hợp Thông khiếu họat huyết thang.

Bán hạ chế 10g Trần bì 08g
Phục linh 10g Chích cam thảo 06g
Xích thược 15g Xuyên khung 12g
Đào nhân 08g Đại táo 12g
Hồng hoa 08g Xạ hương 04g
Thông bạch 06g Sinh khương 3 lát
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
– Thuốc nam:
Hạt cải trắng 08g Trần bì 10g
Xương bồ 08g Sơn tra 10g
Bạch truật 12g Củ mài 12g
Rê cỏ xước 10g Trúc nhự 08g
ich trí nhân 08g Củ chóc chế gừng

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun SÔI 15 – 20 phút, uống trong ngày.

Châm cứu

  • Châm bổ tứ thần thông, thần đình, chi câu, túc tam lý; châm tả: phong Thời gian: 15 — 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
  • Nhĩ châm: thần môn, vùng dưới vỏ, tỳ. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Thể khí trệ huyết ngưng

Chứng hậu

  • Nét mặt ngẩn ngơ, trí tuệ giảm sút
  • Mắt thiếu linh hoạt
  • Tứ chi lạnh
  • Ngủ không ngon giấc
  • Áo giác, nói nhảm
  • Môi nhợt, móng tay móng chân nhợt
  • Chất lưỡi tía hoặc có điểm ứ huyết
  • Mạch tế sáp.

Pháp điều trị: hoạt huyết hoá ứ, thông lạc lợi khiếu.

Phương dược

  • Cổ phương: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm.
Đương quy 15g Xuyên khung 15g
Xích thược 15g Hồng hoa 08g
Đào nhân 08g Ngưu tất 15g
Chỉ xác 10g Sài hổ 15g
Cát cánh 08g Đại hoàng 06g
Cam thảo 06g Địa long 06g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

+ Huyết ứ lâu ngày hoá nhiệt: người nóng, lòng bàn tay, bàn chân nóng, cảm giác phiền táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch phù hoạt: dùng thang trên hợp với Tê giác địa hoàng thang.

Đương quy 15g Xuyên khung 15g
Xích thược 15g Hồng hoa 08g
Đào nhân 08g Ngưu tất 15g
Chỉ xác 10g Sài hồ 15g
Cát cánh 08g Đại hoàng 06g
Cam thảo 06g Địa long 06g
Tê giác 04g Bạch thược 12g
Sinh địa 12g Đan bì 10g

Tê giác tán bột mịn, hoà cùng với nước thuốc còn nóng, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Khí trệ nhiều: ngực bụng đầy trướng, ợ hơi, gia uất kim 08g, hương phụ 08g.

Thuốc nam:

Sâm nam 12g Kê huyết đằng 12g

Huyết dụ 08g Đan sâm 15g

Tô mộc 10g Huyết giác 10g

Chỉ xác 08g Xương bồ 10g

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

  • Châm bổ tứ thần thông, thần đình, chi câu, túc tam lý, huyết hải. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
  • Nhĩ châm: thần môn, vùng dưới vỏ. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Phương pháp điều trị khác

Ngoài các phương pháp điều trị kể trên còn có một trường phái cho bệnh nhân tắm hơi thuốc. Bài thuốc bao gồm các vị: ích trí nhân, xương bồ, tế tân, bạch chỉ, băng phiến, xuyên khung, cát căn, hương phụ, hồng hoa, viễn chí…

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận