Cách chữa đau dạ dày bằng bài thuốc đông y hiệu quả
Mục lục bài viết
Nguyên nhân
Đau dạ dày đều do đờm dãi thức ăn tích đọng uất trệ ở trong và thất tình chính khí tác động, cho nên cái dương trong trẻo không lên được, cái âm đục không xuống được mà cái tà của can mộc lấn tối gây bệnh, hoặc do bừa bãi ăn uống, mất điều độ, nóng lạnh quá mức… lâu ngày từ uất thành tích, từ tích thành đờm, đờm hỏa đốt cháy, máu đi bừa bãi không đúng đường, đờm và huyết cùng lẫn lộn làm trở ngại cho khí huyết lên xuống gây đau dạ dày. Tóm lại: Đau dạ dày đa phần do khí trệ, mà khí trệ có do lạnh, do thấp đờm, do ăn tích đọng, do máu ứ gây viêm gây vỡ lở, sùi mụn, can vị khí thống v.v…
Chứng hậu
Vương Khẳng Đường nói: “Người đau dạ dày, hoặc đầy hoặc chướng, ăn không xuống, nôn mửa, hoặc nuốt chua, hoặc đại tiện khó, hoặc tả lỵ”.
Tần Cảnh Minh nói: “Không vì ngoại cảm lục dâm, ngẫu nhiên bị tổn thương vì ăn uống chèn lấp tích trệ ở vị gây trước ngực buồn bực đau. Đó là chứng do ăn tích vậy, đau cục bộ lan sang lưng, lưng cũng đau…”.
“Ngày nhẹ đêm nặng, hoặc có tiếng òng ọc, bị lạnh thì đau, được nóng tạm đỡ, đó là đau do máu chết vậy?”
“Lúc đau lúc ngừng, miệng khát môi ráo, đau thì nhiều mồ hôi, đó là chứng tích chứa nhiệt vậy”.
“Hai đường đại tiện tiểu tiện trong thông lợi, chân tay giá lạnh, miệng nôn ra đờm dãi, uống chất lạnh càng đau, đó là chứng tích lạnh vậy”.
Thẩm Thị Tôn Sinh nói. “Đau dạ dày tất có chia ra hư thực, tóm lại cứ ấn vào mà đau giảm là thuộc hư… ấn vào đau tăng là thuộc thực… đau dữ dội mạch tất phải phục, cũng cần biết”.
Mạch Quyết nói: “Trầm huyền tế động đều là chứng đau, tâm đau ở thốn, bụng đau ở quan, vùng hạ bộ ở bộ xích, mạch tượng đã rõ ràng”.
Tư liệu tham khảo
Sau đây là tư liệu có quan hệ của y học hiện đại với đau dạ dày:
Bệnh quan năng thần kinh vị: (đau dạ dày kiểu thần kinh)
Đau dạ dày là bệnh quan năng thần kinh vị tức lâm sàng gọi đau dạ dày kiểu thần kinh, có triệu chứng vùng dạ dày kịch liệt đau đớn là triệu chứng duy nhất, đau đớn hoặc dần dần đau tăng thêm, hoặc đột nhiên dấy đau, như dùi đâm như cắn, đặc biệt phát ở vùng tâm oa, lan tỏa ra vùng lưng, bả vai trái, vùng rốn, cuối sườn, ấn mạnh thì giảm nhẹ, đồng thời có chứng vùng dạ dày no đầy, ợ hơi buồn nôn, hơn nữa thì nôn mửa. Độ chua của dịch dạ dày cao thấp không nhất định, đau lúc cao độ có thể thấy nét mặt xanh trắng, mạch đập nhỏ bé (tế tiểu), tứ chi quyết lạnh, dẫn đến mất cả thần chí. Trừ một số bệnh nhân nghiêm trọng thì sinh ra tổn hại doanh dưỡng, còn nói chung tiên lượng tốt.
Đau dạ dày kiểu khí chất:
- Dạ dày viêm vùng bụng trên hơi đau, nhân thể hơi (khí thể) đầy mà hơi nổi cuộn lên, hơi ấn là đau.
- Đau dạ dày kiểu vỡ lở (hội đãng) phần nhiều phát hiện khoảng thời gian từ 1/2 giờ đến 1 giờ sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn những thức ăn khó tiêu hóa hay dễ phát sinh, một khi các chất ăn trong dạ dày chuyển vào ruột non (tiểu tràng) hoặc nôn ra ngoài khiến dạ dày trống rỗng, thì đau dạ dày tức thì giảm đau ngay hoặc tiêu tan hết đau. Đó là đặc trưng.
- Vị có u cục lúc đầu rất không rõ ràng, thông thường chỉ thấy tiêu hóa không tốt hoặc hiện tượng như viêm dạ dày mãn, rồi tự nhiên chán ăn không rõ lý do, miệng trơn lưỡi có rêu, sau khi ăn thì chướng đầy ấn đau, có người phát sinh đau dạ dày luôn, không có quan hệ gì với chất ăn cả, sờ vào thì tri giác quá mẫn cảm, ợ hơi, quá nữa thì nôn mửa, vật nôn ra chủ yếu là niêm dịch (chất dịch của niêm mạc dạ dày) cùng với bã của thức ăn luôn luôn lẫn có dịch máu, trông như dạng mốc cà phê, dù qua chữa chạy nhiều không dễ thu công hiệu, đó là đặc trưng của bệnh này. Trước mắt dùng phương pháp chẩn đoán sớm như chụp phóng xạ, kiểm tra chất dịch dạ dày… có thể biết đích xác là có u cục, nhưng không dễ chữa khỏi.
Cách chữa
Hồ Quang Từ dẫn lời Thẩm Thị Tôn Sinh nói: “Phàm đau dạ dày cần ôn tán (làm ấm cho tan đi) nhất thiết không được bổ khí, vì khí thịnh sẽ không thông thì lại đau tăng” và đề ra cách chữa như sau:
- Đau dạ dày do khí trệ cần dùng phương pháp ôn trung lý khí là chủ yếu, nên dùng “Thang Diên ô nhị trần” mà chữa.
- Đau dạ dày do nhiệt nên làm mát trung tiêu lý khí, chữa bằng “Thang Thanh trung”.
- Đau dạ dày do thức ăn tích lại nên dùng phép tiêu thức ăn lý khí, dùng “Gia vị Chỉ sác tán” mà chữa.
- Đau dạ dày do đờm tích đọng nên tiêu đờm lý khí, dùng “Bạch loa sác hoàn” mà chữa.
- Đau dạ dày do máu ứ nên thông hành khí phá ứ dùng “Thang Cách hạ trục ứ” mà chữa.
- Đau dạ dày do lạnh nên lý khí tan lạnh dùng “Thang Cao lương khương” mà chữa.
Phương thang
Thang Diên ô nhị trần (Hồ Quang Từ phương)
Trị khí trệ gây đau vị oản
Diên Hồ sách 16g Sa nhân 16g
Phục linh 12g Thiên thai ô dược 16g
Bán hạ chế 16g Cam thảo 6g
Hương phụ 16g Trần bì 12g
Sắc uống.
Ý nghĩa phương:
Phương này là thuốc ôn trung lý khí. Dùng Diên hồ, Hương phụ, Ô dược để xử lý khí bị trệ. Sa nhân hợp bài Nhị trần để ấm trung tiêu hòa vị, cho nên có thể dùng chữa vị oản đau do khí trệ.
Nếu dùng chữa đau dạ dày kiểu thần kinh thì có tác dụng mạnh dạ dày chấn trị đau.
Thang Cao lương khương (Thiên kim phương)
Trị vùng tâm bụng đau như cắn không thể chịu nổi Lương khương Quế tâm
Hậu phác Đương qui
sắc uống.
Ý nghĩa phương:
Phương này là thuốc ấm trung tiêu tan hàn lạnh lý khí. Dùng Lương khương, Quê tâm để ấm trung tiêu tan lạnh ngừng đau, Hậu phác dễ khoan khoái trung tiêu, lý khí. Đương qui để hòa huyết giảm đau, cho nên là phương thuốc tốt chữa vị oản đau do hàn trệ. Nếu dùng dạ dày co thắt có tác dụng trị co thắt giảm đau.
Thang Thanh trung (Thống chỉ phương)
Trị trong dạ dày nóng dữ gây đau Hoàng liên Bán hạ
Thảo đậu khấu Sơn chi tử
Phục linh Trần bì
Cam thảo
Sắc uống.
Ý nghĩa phương:
Phương này là thuốc mát trung tiêu lý khí. Dùng Chi, Liên để làm mát dạ dày nóng, Nhị trần hợp Thảo đậu khấu để ấm dạ dày, tan khí, cho nên dùng làm phương thuốc tốt chữa dạ dày đau do nóng. Nếu phương này thêm Hương phụ, Mộc hương dùng chữa dạ dày do viêm cấp tính có tác dụng mạnh dạ dày tiêu viêm giảm đau.
Gia vị chỉ sác tán (Hồ Quang Từ phương)
Chữa dạ dày đau do thức ăn tích lại. Phần nhiều ợ ra mùi trứng thối.
Chỉ sác Tân lang
Kê nội kim Bạch truật
Bán hạ Hương phụ
Thần khúc
Lượng bằng nhau sắc uống
Ý nghĩa phương:
Phương này vốn là Chỉ sác tán thêm Bán hạ, Thần khúc, Kê nội kim làm nên phương thuốc tiêu cơm lý khí. Dùng Chỉ sác, Hương phụ thơm tho sướng trung tiêu lý khí. Bán hạ để mô bĩ, Bạch truật mạnh tỳ vị, Thần khúc, Kê nội kim tiêu cơm thức ăn. Tân lang để dẫn trệ đọng, cho nên dùng làm phương thuốc tốt chữa dạ dày đau vì thức ăn đình trệ. Nếu dùng chữa đau dạ dày cấp do tiêu hóa không tốt có tác dụng mạnh dạ dày giúp tiêu hóa chấn trị đau.
Bạch loa sác hoàn (Đan Khê phương)
Trị đờm tích gây đau dạ dày.
Vò ốc, hến nung Hoạt thạch Xương truật Đào nhân
Sơn chi Thần khúc
Hương phụ Đởm nam tinh
Chỉ sác Thanh bì
Mộc hương Sa nhân
Chế viên uống.
Ý nghĩa phương:
Phương này là thuốc tiêu đờm lý khí, dùng vỏ ốc hến, Nam tinh, Bán hạ để hóa đờm là chủ yếu, phụ giúp có Sa nhân, Xương truật mạnh tỳ trừ thấp, Chỉ sác, Thanh bì, Hương phụ, Mộc hương, lý khí sướng trung tiêu giảm đau, lại dùng Hoạt thạch để lợi thấp, Sơn chi để làm mát uất nhiệt, Thần khúc để hóa thức ăn trệ đọng, Đào nhân để hoạt huyết nhuận tràng làm tá sứ, thế là trong trừ đờm tiêu tích, mạnh tỳ lý khí, mát nóng, tiêu hóa thức ăn, hòa huyết nhuận tràng, có thể nói chu đáo các mặt cho nên gọi là thang thuốc quí chữa dạ dày đau do đờm tích đọng. Nếu dùng chữa đau dạ dày kiểu vỡ lở (hội đăng) có tác dụng mạnh dạ dày chế bớt chua, tiêu viêm giảm đau.
Thang Cách hạ trục ứ (Vương Thanh Nhậm phương)
Trị trung tiêu có máu ứ, trệ đọng ở vị oản gây đau. Đương qui Xuyên khung
Đào nhân Xích thược
Hồng hoa Diên hồ sách
Hương phụ Ô dược
Chỉ sác Mẫu đơn bì
Cam thảo Ngũ linh chi
Sắc uống.
Ý nghĩa phương:
Phương này là thuốc hành khí hoạt huyết thông ứ. Dùng thang Tứ vật bỏ Địa hoàng hợp Đan bì để hoạt huyết. Hương phụ, Ô dược, Chỉ sác để hành khí. Đào hồng, Linh chi, Diên hồ để phá ứ tan huyết khí gây đau. Cam thảo điều hòa mọi thuốc, cho nên có thể dùng làm thuốc chữa máu ứ trệ đọng ở vị oản gây đau. Nếu dùng chữa đàn bà kỳ kinh huyết trệ không thông sướng, đau dạ dày kiểu phản xạ có tác dụng điều kinh trấn đau.