28 thực phẩm tăng cường chức năng gan hơn bất cứ loại thuốc bổ nào
Một lá gan khỏe mạnh đóng vai trò vô cùng quan, giúp kiểm soát lượng đường trong máu khi bị mất cân bằng – nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi, tư duy kém, luôn thèm ăn đường.
1. Nước
Ngoài nước lọc, bạn có thể sử dụng những loại nước ép trái cây tự nhiên. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng uống quá nhiều nước vì có thể gây hại. Ngoài ra, bạn cần từ bỏ thói quen uống nước lạnh giữa các bữa ăn vì cơ thể sẽ phải sử dụng năng lượng để làm ấm nước đá, khiến enzyme tiêu hóa bị pha loãng, gây cản trở cho quá trình tiêu hóa.
2. Rau họ cải
3. Rau lá màu xanh đậm
4. Rong biển
Rong biển giải độc cơ thể bằng cách ngăn chặn sự đồng hóa của các kim loại nặng cũng như độc tố khác từ môi trường. Nghiên cứu tại Đại học McGill (Canada) cho thấy, hợp chất Arame, kombu và wakame trong tảo nâu làm giảm sự hấp thu các hạt phóng xạ vào xương.
5. Rau mầm
Năng lượng chứa trong các loại hạt nảy mầm từ ngũ cốc, đậu… đã được đốt cháy thông qua quá trình ngâm và nảy mầm. Những loại hạt đã nảy mầm chứa các enzym, đóng vai trò là chất xúc tác cho mọi chức năng trong cơ thể, trong đó có gan.
6. Tỏi
7. Hành tây
8. Trứng
Trứng chứa tất cả 8 loại axit amin thiết yếu, cholesterol và choline. Gan của bạn cần các loại axit amin thiết yếu để thực hiện quy trình giải độc. Choline là một coenzyme rất cần thiết cho sự trao đổi chất, được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, bảo vệ gan khỏi bị nhiễm độc khi đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể.
9. Atiso
Nấm Maitake, Shiitake, và Reishi được cho là cung cấp chất dinh dưỡng giúp chữa bệnh hiệu quả bằng cách nuôi dưỡng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Những loại nấm dược liệu có chứa chất oxy hóa cực mạnh có tên là L-ergothioneine, có tác dụng trung hòa các gốc tự do trong khi tăng enzyme thúc đẩy hoạt động chống oxy hóa, giải độc gan hiệu quả.
11. Quả mọng
Việt quất, nam việt quất, dâu tây, mâm xôi chứa hợp chất phytochemicals – một chất chống oxy hóa mạnh, tăng cường chức năng gan, giúp gan bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và stress oxy hóa, trong đó có liên quan đến các bệnh mãn tính và lão hóa. Anthocyanin và polyphenol được tìm thấy trong các loại quả mọng cũng đã được chứng minh có thể ức chế quá trình sinh sôi của tế bào ung thư trong gan.
12. Táo
Giống như các loại quả mọng, táo có chứa hợp chất phenolic, bao gồm flavonoid, có thể chống lại các bệnh viêm nhiễm. Táo cũng chứa nhiều pectin – một nguồn chất xơ hòa tan có thể giúp cơ thể loại bỏ chất độc.
13. Thực phẩm giàu prebiotic
Thực phẩm giàu prebiotic là dạng sợi khó tiêu hóa nhưng lại có tác dụng nuôi dưỡng đường ruột của bạn vì giúp phát triển vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Những loại thực phẩm giàu prebiotic bao gồm măng tây, tỏi tây, rau họ cải và một số loại rễ cây như rễ cây ngưu bàng, rau diếp xoăn, bồ công anh, củ cải đường…
14. Kim chi
Quá trình lên men của kim chi sẽ giúp thực phẩm tự nhiên biến đổi nhờ các vi sinh vật phá vỡ carbohydrate và protein, từ đó tăng cường chức năng gan, hỗ trợ tiêu hóa.
15. Hạt lanh
Hạt lanh là nguồn tuyệt vời của axit béo omega-3 thiết yếu. Ăn hạt lanh xay giúp cân bằng hormones trong cơ thể, từ đó ổn định chức năng gan.
16. Hạt cây gai dầu
Loại hạt này rất dồi dào axit béo omega-3 và 6 giúp giảm bớt viêm nhiễm cơ thể, đồng thời hạ thấp sự nguy hiểm của nồng độ chất béo trong máu.
17. Hạt Chia
Đây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày ở vùng Trung Mỹ và chế độ ăn của người Maya hàng ngàn năm nay. 3 muỗng canh hạt chia cung cấp 5g protein, 200mg canxi, 10g chất béo tốt và 12g chất xơ, giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ sức khỏe gan.
18. Dầu dừa
19. Quả bơ
Là dạng chất béo lành mạnh, bơ còn chứa glutathione – một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe của gan.
20. Dầu oliu
21. Gừng
Gingerol trong gừng có tính kháng viêm, kháng virus và đặc tính kháng khuẩn. Gừng hỗ trợ giải độc bằng cách nuôi dưỡng gan, thúc đẩy lưu thông, chống tắc nghẽn động mạch, làm giảm cholesterol trong máu đến 30%.
22. Hạt thì là
Trong một nghiên cứu ở Ấn Độ, thì là giúp tăng cường sức mạnh giải độc của gan, đồng thời kích thích tiết men tụy, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng.
23. Hạt rau mùi
Hạt rau mùi giúp giảm mỡ trong máu ở bệnh nhân tiểu đường, béo phì, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt cho cơ thể. Rau mùi còn giúp loại bỏ kim loại nặng ra khỏi cơ thể như thủy ngân, chì, cadmium, nhôm…
24. Thảo quả
Thảo quả cải thiện tiêu hóa bằng cách kích thích dòng chảy của mật, rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo. Ăn thảo quả giúp tăng tốc quá trình tiêu hóa, cho phép dinh dưỡng hấp thụ qua ruột non mà không cần làm việc quá nhiều.
25. Ớt Cayenne
Loại ớt này giúp kích thích hệ tuần hoàn, tăng nhịp đập của bach huyết và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm nóng cơ thể bạn. Lượng nhiệt này khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, tăng cường khả năng chuyển hóa thức ăn và giải độc.
26. Quế
27. Thì là
28. Nghệ
Nguồn afamily.vn