Kỹ thuật tập vận động có trợ giúp

Chia sẻ tin này:

TẬP VẬN ĐỘNG CÓ TRỢ GIÚP

I. ĐẠI CƯƠNG
Vận động có trợ giúp là loại vận động chủ động do chính người bệnh thực hiện cùng với sự hỗ trợ của người khác hoặc các dụng cụ trợ giúp tập luyện để cho người bệnh hoàn thiện được động tác vận động.
II. CHỈ ĐỊNH
Trong mọi trường hợp người bệnh chưa tự thực hiện được hết tầm vận động của khớp, một phần động tác vận động của mình.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNHvan-dong-tro-giup
– Gãy xương mới
– Viêm khớp nhiễm khuẩn, lao khớp, tràn máu, tràn dịch khớp
– Chấn thương mới (1-2 ngày đầu), sai khớp chưa được nắn chỉnh
– Không làm được động tác hoặc làm được động tác lại nặng thêm.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
– Người bệnh ở các tư thế thích hợp cho bài để tập.
– Người tập ở các tư thế phù hợp.
– Tiến hành tập luyện: Yêu cầu người bệnh vận động chủ động phần cơ thể cần vận động như tự thực hiện phần vận động chân, tay hoặc phần cơ thể cần PHCN mà tự họ làm được, người điều trị trợ giúp để người bệnh thực hiện được tối đa tầm vận động của khớp phần động tác mà họ không tự làm được. Có thể sử dụng các dụng cụ PHCN trợ giúp vận động của người bệnh.
– Mỗi ngày tập 1 đến 2 lần, mổi lần tập 20 đến 30 phút.
V. THEO DÕI
1. Trong khi tập
– Xem người bệnh có đau, khó chịu.
– Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở và tình trạng toàn thân.
2. Sau khi tập
– Người bệnh có đau và khi đau kéo dài trên 3 giờ sau tập là tập quá mức.
– Theo dõi tiến triển của tầm vận động khớp.
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong khi tập: Nếu người bệnh bị đau tăng thì ngừng tập và theo dõi thêm.
2. Sau khi tập: Nếu đau kéo dài và tình trạng toàn thân người bệnh có biểu hiện bất thường nếu do tập quá mức, phải xử trí tai biến và giảm cường độ tập các lần sau cho phù hợp thì ngừng tập và xử trí tai biến đó

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận