Kỹ thuật tập tay và bàn tay cho bệnh nhân liệt nửa người
KỸ THUẬT TẬP TAY VÀ BÀN TAY CHO NGƯỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
– Liệt nửa người là liệt một tay, và một chân và nửa mặt cùng bên, nguyên nhân có nhiều nhưng thường gặp nhất là tai biến mạch máu não thường do tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu..
2. Tầm quan trọng của tập tay và bàn tay
– Tay và bàn tay liệt thường bị giảm và mất chức năng nặng và khó hồi phục hơn chân do mức độ vận động tinh tế của tay và bàn tay.
– Phục hồi chức năng tay và bàn tay liệt giúp người bệnh phục hồi được khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
– Do bàn tay có hoạt động rất tinh tế do đó cần có kỹ thuật tập phục hồi chức năng riêng
II. CHỈ ĐỊNH
– Tất cả các giai đoạn của liệt nửa người do tai biến mạch máu não
– Có thể áp dụng cho người bệnh liệt nửa người do chấn thương sọ não; viêm não, màng não, u não…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Thận trọng khi người bệnh còn trong tình trạng cấp cứu và trong giai đoạn liệt mềm.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
– Kỹ thuật viên hoặc người đã được đào tạo chuyên khoa và thành thạo kỹ thuật
– Người nhà hoặc bản thân người bệnh đã được hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ
2. Phương tiện
– Giường bệnh hoặc giường tập
– Bóng tập
– Gậy tập 85
– Các dụng cụ hoạt động trị liệu
3. Người bệnh, người nhà
Thông báo, giải thích rõ ràng để người bệnh và gia đình yên tâm và chủ động phối hợp
V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
– Chỉ định của Bác sỹ
– Tên kỹ thuật viên thực hiện y lệnh
2. Kiểm tra người bệnh
Tình trạng người bệnh trước khi tập
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1 Tập vận động ở tư thế nằm
– Kỹ thuật nắm giữ bàn tay liệt trong các động tác hỗ trợ của tay lành
– Tập vận động tay liệt có sự trợ giúp của tay lành
– Tập kiểm soát vận động tay liệt
– Tập vận động khớp vai bên liệt ra trước:
3.2 Tập vận động ở tư thế ngồi
– Kỹ thuật vị thế: giúp hoặc hướng dẫn người bệnh ngồi ở vị thế đúng
– Ức chế co cứng vai tay bên liệt
– Ức chế co cứng khớp cổ tay và các ngón tay bên liệt
– Tập vận động tay liệt có sự hỗ trợ của tay lành
– Tập kiểm soát vận động tay liệt
– Tập phục hồi chức năng bàn tay
– Tập với các dụng cụ, tập theo nhóm
– Hoạt động trị lỉệu 86
3.3. Tập vận động ở tư thế đứng
– Kỹ thuật vị thế: Người bệnh kiểm soát được thăng bằng khi đứng
– Ức chế co cứng của tay liệt ở tư thế đứng.
– Tập vận động tay liệt, tay lành và toàn thân ở tư thế đứng
– Tập với các dụng cụ, tập theo nhóm
VI. THEO DÕI SAU KHI THỰC HIỆN KỸ THUẬT
– Đánh giá tình trạng người bệnh sau khi tập
– Theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường
– Nếu có bất thường xử trí kịp thời theo đúng phác đồ, báo cáo bác sỹ
– Ghi chép hồ sơ bệnh án: Tình trạng người bệnh trong và sau khi tập
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Hướng dẫn người bệnh đề phòng những tai biến có thể xảy ra như: Đau tăng lên, khó chịu, mệt mỏi… nếu thấy có gì bất thường báo cáo bác sĩ ngay.
Chào bác sĩ!
Em là Nguyễn Khắc Khánh. Quê ở Quảng Bình. Hiện nay em có cô em gái cùng mẹ khác bố bị liệt nửa người gần 3 năm rồi. Ban đầu gia đình có đưa em ấy đi phục hồi chức năng ở bệnh viện TƯ Huế. Nhưng vì nhà nghèo. Không lo đủ viện phí cho em. Dù hằng năm đã đóng Bảo Hiểm.cho em ấy. Gia đình mẹ em đã đưa em ý về nhà. Để tập luyện. nhưng vẫn không thấy tiến triển gì. Bác sĩ có thể giúp em. Pháp đồ điều trị liệt bàn tay trái được không?? Các bài tập tay chân hằng ngày. Các loại thuốc hỗ trợ kèm theo. Em cám ơn bác sĩ rất nhiều!
Chào bạn. Trước tiên chúng tôi cũng xin chia sẻ và cảm thông với hoàn cảnh của bạn và gia đình bây giờ. Bạn cần hiểu 1 chút về phục hồi chức năng là làm gì?
Phục hồi chức năng là dùng các biện pháp y học, xã hội học…làm giảm tác động của giảm khả năng và tàn tật, tạo cho người khuyết tật có cơ hội để hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động trong gia đình và xã hội, có cuộc sống bình thường tối đa so với hoàn cảnh của họ.
Điều đó có nghĩa: không phải tập phục hồi chức năng là giúp người bệnh hồi phục lại như trước. Nhất là trong trường hợp của em bạn, mục đích của tập PHCN không phải là “không thấy tiến triển gì” như bạn nói, mà là cần làm những gì cho em bạn ít bị lệ thuộc vào người khác nhất. Do đó, muốn tập được PHCN tốt cho em bạn, bạn và gia đình cần đánh giá khả năng hiện tại của em bạn, và cần cải thiện những gì còn thiếu sót mà bạn và gia đình bạn cảm thấy cần thiết cho em bạn.
Ví dụ:
– Em bạn bị liệt nửa người, hiện tại chưa thể tự mặc áo và cởi áo được, thì bạn cần hướng dẫn cho em bạn tự mặc được áo, hoặc thực hiện được 80% quy trình mặc áo, còn lại gia đình hỗ trợ 1 phần rất nhỏ…
– Em bạn chưa thể tự đi lại bằng gậy được, bạn hướng dẫn cho em bạn đi lại sử dụng gậy: cầm gậy phía chân lành. Bước chân yếu và gậy lên cùng, sau đó bước tiếp chân khỏe lên …
– Bên trái người em bạn liệt, có thể có tình trạng co cứng, làm hạn chế vận động thụ động (VD: gấp duỗi khuỷu, mặc dù bạn dùng tay bạn vận động, nhưng khuỷu tay của em ban không thể gấp duỗi thụ động được –> cứng) Trong trường hợp này, bạn cần tham khảo bs có chuyên môn…
Bạn có thể tham khảo thêm video hướng dẫn tập PHCN cho bệnh nhân tai biến https://www.phuchoichucnang.net/video-huong-dan-phuc-hoi-chuc-nang-danh-cho-benh-nhan-sau-dot-quy/ (có tính chất tham khảo)
Trân trọng!