Biến dạng ngón tay hình cổ ngỗng: tại sao và cơ chế hình thành

Chia sẻ tin này:

Biến dạng ngón tay hình cổ ngỗng: tại sao và cơ chế hình thành

Có một loạt sự thay đổi có thể dẫn đến biến dạng này, cơ sở là sự gián đoạn quá trình viêm dây chằng bao khớp, diện khớp bao hoạt dịch hoặc xâm lấn gân gấp.

Biến dạng ngón tay với khớp ngón xa gấp trong khi khớp ngón gần duỗi tạo thành hình ảnh giống cổ ngỗng.

Hình. Biến dạng ngón tay hình cổ ngỗng

Biến dạng ngón tay hình cổ ngỗng

Đứt gân khớp ngón xa dẫn đến gấp ngón xa và tiếp đó duỗi quá mức khớp ngón ngần. Đứt gân gấp chung nông do viêm bao hoạt dịch khớp, có thể dẫn đến giảm các thành phần hỗ trợ khớp ngón gần và gây nên biến dạng duỗi quá mức. Lệch trục quay của khớp ngón xa. Co dây chằng tam giác, yếu dây chằng ngang cũng được mô tả.

Nguyên nhân

Hay gặp

Viêm khớp dạng thấp.

Ít gặp

Hội chứng Ehlers – Danlos.

Bẩm sinh.

Cơ chế

Sự mất cân bằng tương đối giữa các lớp cơ trong và ngoài gây ra chủ yếu do tổn thương viêm bao hoạt dịch.

Có một loạt sự thay đổi có thể dẫn đến biến dạng này, cơ sở là sự gián đoạn quá trình viêm dây chằng bao khớp, diện khớp bao hoạt dịch hoặc xâm lấn gân gấp.

Những thay đổi bệnh lý có thể:

Yếu hoặc gián đoạn gân duỗi đốt ngón xa dẫn đến cơ gấp chiếm ưu thế làm gấp đốt xa.

Yếu mạc giữ gân gấp dẫn đến cơ duỗi chiếm ưu thế làm duỗi khớp ngón gần

Viêm bao hoạt dịch làm thoát vị bao, hoạt dịch chèn ép vào gân làm hạn chế các vận động bình thường đặc biệt là khớp ngón gần.

Hình. Ngón tay hình cổ ngỗng

Ngón tay hình cổ ngỗng

Ý nghĩa

Trong viêm khớp dạng thấp các triệu chứng cơ năng thường xuất hiện muộn và có ít giá trị chuẩn đoán. Tuy nhiên nếu xuất hiện, nó là một dấu hiệu rất có giá trị khi đánh giá giai đoạn bệnh – có ý nghĩa rằng đã có tổn thương khớp.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận