Chín mé – triệu chứng và điều trị
Mục lục bài viết
Lâm sàng
Là một áp-xe dưới da nằm ở búp ngón tay. Đây là loại nhiễm khuẩn bàn tay nhẹ nhất và hay gặp nhất.
Về giải phẫu thì búp ngón có nhiều vách xơ (xem hình 12.1), Các vách xơ này chia búp ngón thành các khoang nhỏ. Do đó khi bị vết thương nhiễm trùng thành chín mé, thì ổ áp-xe nằm trong các khoang chật hẹp không dãn nở nên bệnh nhân đau nhức rất nhiều, đau nhói lên theo nhịp tim, làm bệnh nhân mất ngủ.
Chín mé gồm có các loại
- Chín mé nông (chín mé đỏ ửng, chín mé nốt phổng): là một nốt phồng đỏ trên mặt da ở đầu ngón tay, đau tức.
- Chín mé sâu:
- Hay gặp ở đầu ngón tay.
- Xu hướng ăn sâu vào cả gân, xương
Xử trí
- Nếu chẩn đoán đúng trước 48 giờ, cho điều trị kháng sinh toàn thân, chườm ấm, bất động bàn tay tốt thì chín mé tự khỏi.
- Trong dân gian có cách điều trị chín mé: đắp quả cà muối, đắp lá mỏ quạ vào đầu ngón. Nhiều trường hợp cho kết quả tốt.
- Khi chín mé quá 48 giờ thì đã thành mủ, phải rạch dẫn lưu mủ.
- Nguyên tắc rạch dẫn lưu: đường rạch tránh làm đứt bó mạch thần kinh hai bên ngón, tránh làm sẹo xấu ở múp ngón và phải dẫn lưu tốt.
- Cách rạch chín mé: (xem hình 12.3)
- Ga- rô: tốt nhất là ga-rô cao ở cánh tay( khi chín mé sâu), có thể ga-rô gốc ngón ( nếu chín mé nông)
- Rạch hai bên ngón, mở hết các khoang, cắt hết các vách xơ.
- Cắt lọc hết tổ chức hoại tử, rửa ô xy già.
- Dẫn lưu bằng bấc gạc, rút sau 48 giờ. Để hở da hoàn toàn.
Các biến chứng của chín mé
- Viêm xương (hay gặp đốt 3) do ổ áp- xe vỡ vào màng xương, xương đốt 3 bị phá huỷ thành xương chết, tạo hốc mủ dò ra phía trước búp ngón
- Hoại tử búp ngón: nếu chín mé không được thoát mủ thì các mạch máu ngón tay sẽ bị tắc, dẫn tới hoại tử búp ngón
- Viêm bao gân gấp ngón tay, do mủ tràn vào bao gân gấp ngón tay.
Có thể bạn quan tâm
Theo dõi
Đăng nhập
Xin hãy đăng nhập để bình luận
0 Góp ý
Cũ nhất