Chủ động tẩy giun – cộng đồng khỏe mạnh
Không phải là bệnh, nhưng nhiễm giun lại có thể gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên việc tẩy giun vẫn chưa được quan tâm đúng mức, hậu quả là vẫn còn khá nhiều ca phải nhập viện vì nhiễm giun lâu dài mà không biết và gây ra các biến chứng.
Nhiễm giun và những lầm tưởng nguy hiểm
Với những người mẹ đang dành nhiều thời gian tìm hiểu thông tin về chăm sóc con nhỏ, tẩy giun đã trở thành chủ đề thân thuộc và được quan tâm thích đáng. Vì mọi nghiên cứu khoa học đều khẳng định, nhiễm giun là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng tai hại cho trẻ như: khiến trẻ chậm lớn, giảm chỉ số thông minh ở trẻ, gây một số biến chứng như giun chui đường mật, tắc ruột,…
Nhưng hiện nay vẫn còn một số đông chưa nhận ra được sự nguy hiểm do nhiễm giun gây ra. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhiễm giun còn làm cho người lớn mắc các chứng di tinh, viêm âm đạo,… Đáng lưu ý là nhiễm giun thường không có biểu hiện cụ thể trong thời gian đầu. Do đó, thực tế có không ít trường hợp nhầm lẫn nhiễm giun với các bệnh lý thông thường.
Như anh Nguyễn Chính Văn (29 tuổi, TPHCM) – nạn nhân của việc nhiễm giun vào tháng 3/2016 cho biết: “Lúc mới đau bụng, tôi nghĩ chắc do rối loạn tiêu hóa nên không đi khám. Nhưng khi đau quá, vợ tôi phải đưa vào bệnh viện ở gần nhà. Kết quả sau khi làm xét nghiệm và nội soi đại tràng cho thấy, đại tràng của tôi bị chảy máu từng đám nhỏ và tại các điểm bị chảy máu đều có giun. Trước giờ tôi nghĩ, chỉ có trẻ con mới cần tẩy giun, người lớn đâu bị nhiễm giun nên tẩy làm gì. Vậy nên vợ chồng tôi chỉ tẩy giun cho con chứ cả tôi và cô ấy cả chục năm rồi tôi không tẩy giun”.
Chị Kiều Oanh – vợ anh Chính Văn còn cho biết: “Sau khi điều trị gắp giun ra ngoài, bác sĩ còn căn dặn vợ chồng tôi là nên bắt đầu xây dựng thói quen tẩy giun cho cả gia đình vì giun có thể gây lây nhiễm chéo. Tôi thì rất lo cho bé Su ở nhà, vì sức đề kháng của trẻ không như người lớn mình. Tôi nhất định sẽ tẩy giun cho cả gia đình và làm theo lời khuyên của bác sĩ là tẩy giun 2 lần/năm”.
Chủ động tẩy giun – Cộng đồng khỏe mạnh
Trường hợp của anh Chính Văn và chị Kiều Oanh chỉ là một trong nhiều trường hợp hiểu sai về việc tẩy giun. Trên thực tế, nhiều người còn quan niệm sai lầm về việc tẩy giun như là: chỉ cần tẩy giun 1 lần/năm là đủ, thậm chí là chỉ cần tẩy giun một lần trong đời là được. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành y tế, việc tẩy giun chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi được thực hiện cho cả gia đình, cho cả tập thể theo định kỳ là 6 tháng/lần. Vì sau mỗi 3-4 tháng, việc tái nhiễm giun do môi trường sống, thức ăn, hoặc lây nhiễm từ những người xung quanh hoàn toàn có thể xảy ra với bất cứ ai.
Một điều đáng lưu ý nữa trong việc tẩy giun là việc chọn thuốc. Chọn thuốc hợp lý sẽ giúp việc tẩy giun đạt hiệu quả như mong muốn, đồng thời an toàn cho sức khỏe. Thuốc tẩy giun phổ biến nhất hiện nay chứa 500mg Mebendazol, có tác dụng làm tê liệt và làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của giun, khiến giun tự chết đi và tự phân giải theo đường phân. Mebendazol hiện có ba dạng thù hình là polymorph A, polymorph B, polymorph C. Trong đó, polymorph C được giới y khoa đánh giá là có hoạt tính tẩy giun cao nhất, ít độc tính nên an toàn khi sử dụng, giúp hạn chế các tác dụng phụ cũng như những biến chứng do thuốc tẩy giun. (Chương trình do VPĐD Janssen Cilag Ltd., tài trợ)
Chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116” Là hoạt động y tế ý nghĩa, Chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116” với nguyên tắc thực hiện cụ thể, dễ nhớ là tẩy giun 2 lần 1 năm vào ngày 6/1 và ngày 1/6 đã diễn ra được 3 năm. Trong năm thứ 3 – năm 2016, Chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116” do Viện Sốt Rét – Ký Sinh Trùng & Côn Trùng Trung Ương phát động và được thực hiện dưới sự tài trợ của VPĐD Janssen Cilag Ltd. thuộc tập đoàn Johnson&Johnson, đã mở rộng quy mô tiếp cận và phổ biến kiến thức tẩy giun đúng. Hoạt động định kỳ này chính là cách phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về giun an toàn và hiệu quả. |
Nguồn afamily.vn