Chữa bệnh dạ dày, viêm phế quản bằng cây tầm xoọng

Chia sẻ tin này:
Bị đau dạ dày, dùng rễ tầm xoọng kết hợp với quýt, củ gấu, màng tang, sắc nước uống; để chữa viêm phế quản, lấy rễ tầm xoọng, bồ hòn, cẩm, cò ke sắc nước uống.

Cây tầm xoọng. Ảnh: caytrongvithuoc.

Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam, cho biết tầm xoọng còn gọi là độc lực, gai xanh, gai tầm xoọng, mền tên, quýt gai hay tầm sọng. Tên khoa học là Severinia monophylla Tanaka, thuộc họ cam rutaceae.

Đây là dạng cây nhỡ, phân nhánh nhiều, cao từ một đến 2 m, nhẵn, có gai thẳng dài đến 4 cm, nằm ở nách lá. Lá nguyên, rất dai, xoan, dài từ 1,5 đến 5 cm, tròn hay lõm ở đầu, thon hẹp hay tròn ở gốc, không lông, dày, cứng, có điểm tuyến, gân bên khít nhau, gân mép đi gần sát mép, mép uốn xuống, cuống ngắn từ 3 đến 4 mm. Hoa trắng, gần như không cuống, xếp thành nhóm nhỏ ở nách các lá. Quả nạc, đen, hình cầu, đường kính từ 10 đến 12 mm, có 2 hạt.

Cây mọc ven biển, nơi đất cát. Ra hoa ttháng 6 đến 8, có quả ttháng 9 đến 12. Tầm xoọng phân bố nhiều Hà Nội, Ninh Bình, ven biển Trung bộ. Một số nước có cây này như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Philippines.

Đông y dùng rễ và lá cây làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm. Rễ mang về rửa sạch thái lát, phơi khô dùng. Lá thường dùng tươi. Thuốc này có vị cay, mùi thơm, tính hơi ấm, tác dụng khư phong giải biểu, hóa đàm chỉ khái, hành khí chỉ thống. Được dùng trị ho do cảm mạo, viêm nhánh khí quản, sốt rét, đau dạ dày, đau bụng, viêm xương khớp do phong thấp, đau lưng. Liều dùng rễ t30 đến 40 g, lá t12 đến 15 g. Sắc nước uống.

Phân tích dược lý cho thấy toàn cây có tinh dầu, quả xanh chứa chất nhầy. Vỏ rễ có severifolin, N-methylseverifolin, atalaphylin, N-methylatalaphylin, 5-hydroxy-N-methyl-severifolin. Tầm xoọng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, nước sắc của nó ức chế co bóp do histamine và acetylcholin gây ra. Ngoài ra còn giúp chống choáng phản vệ, giảm ho.

Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc từ câytầm xoọng như sau:

Chữa cảm cúm, sốt ho: Là tầm xoọng 40 g, chỉ thiên 20 g, nhân trần 20 g. Tất cđem sắc lên, uống nóng và đắp chân cho ra mồ hôi.

Chữa phong thấp, lưng gối chân tay, gân xương đau nhức: Tầm xoọng, cốt khí, bưởi bung, hoàng lực, rễ gắm, dây đau xương, cẩu tích, kim cang, cỏ xước, mỗi vị 15 g. Sắc uống. Hoặc dùng rễ tầm xoọng 16 g, thổ phục linh 12 g, ngưu tất 12 g, thiên niên kiện 8 g. Tất cả thái nhỏ, ngâm rượu uống. Có thể nấu thành cao rồi pha rượu mà dùng.

Mụn nhọt sưng tấy: Lá tầm xoọng giã nhỏ chung với giấm đđắp lên mụn. Nếu mụn nhọt hay vết thương lở loét thì dùng lá tầm xoọng nấu nước rửa. Sau đó lấy lá tầm xoọng và thanh táo rửa sạch bằng nước muối, giã nhỏ đắp rịt.

Viêm phế quản, ho: Rễ tầm xoọng, rễ bồ hòn, mỗi vị 30 g, cẩm (peristrophe bivalvis) 15 g, cò ke 15 g. Tất cả sắc nước uống.

Đau dạ dày: Rễ tầm xoọng 30 g, quýt 6 g, củ gấu, màng tang, mỗi vị 10 g. Tất cả sắc nước uống.

Sốt rét: Rễ tầm xoọng t30 đến 60 g, sắc lấy nước. Uống trước khi lên cơn sốt 4 giờ. Cứ cách t3 đến 5 ngày lại uống đợt khác.

Nguồn vnexpress.net

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận