Chữa nôn nghén ở phụ nữ mang thai
Bệnh nôn nghén là bệnh rất thường thấy trong khi có thai phần nhiều sinh ra lúc thai 2-3 tháng. Chứng trạng là lợm giọng nôn mửa, đầu choáng người mệt ham ăn giống quả chua mặn. Sợ mùi cơm hay buồn nôn làm trở ngại việc ăn uống, nên cổ nhân gọi là “ác trở”. Bệnh này đã sớm thấy ở thiên Phụ nhân nhâm thần bệnh mạch chứng tính trị trong sách Kim quỹ yếu lược nói: “đàn bà mạch bình thường, mạch âm nhỏ yếu, khát nước, không ăn được, không nóng rét là hiện tượng có thai, dùng Quế chi thang làm chủ, thường lệ khi có thai 60 ngày thì có chứng này nếu thầy thuốc cho nhầm thuốc khi thai mới một tháng như cho thuốc thổ hoặc hạ thì thai hỏng”. Cùng với câu: “Có thai nôn mửa không dứt thì dùng Can khương, Nhân sâm, Bán hạ hoàn làm chủ”. Đó đều là những lời ghi chép về bệnh nôn nghén chỉ không nêu tên bệnh cụ thể mà thôi.
Mục lục bài viết
NGUYÊN NHÂN BỆNH
- Khí huyết không đều
Lúc mới thụ thai, huyết đổ dồn về để nuôi thai, làm cho phần huyết không đủ, mà phần khí tương đối có thừa, khí huyết không đều, âm dương không hoà, do vậy Xung Nhâm mới nghịch lên.
- Tỳ vị hư nhược
Tỳ vị vốn hư, sau khi có thai, khí đồ ăn dẫn động tinh khí đưa lên mà vị yếu không đưa xuống được.
- Vị nhiệt
Người vốn dương thịnh, khi có thai, kinh nguyệt bê lại, đường mạch không thông, tinh huyết uất tắc, làm cho khí xông lên vị.
- Đờm ẩm
Người vốn có đờm ẩm, khi thụ thai rồi, huyết tắc lại, khí nghịch lên, đờm âm theo khí mà đi lên.
- Can, vị bất hoà
Ngày thường hay uất, hoặc nổi giận hại đến can, can không điều đạt, khí mới xâm vào vị.
BỆNH CHỨNG
- Chứng khí huyết không đều
Có thai 2-3 tháng, đầu choáng, mắt hoa, mỏi mệt muốn nằm, nôn mửa mà khát, không muốn ăn uống, hoặc lưng hơi gai rét, rêu lưỡi bình thường,mạch hoạt, hai bộ xích vi nhược.
- Chứng tỳ vị hư nhược
Ngày thường sức yếu, ăn uống không ngon, tinh thần hơi kém, khi có thai rồi nôn không ăn được, ngực đầy bụng trướng, xoa nắn vào thì đỡ, toàn thân yếu sức, đại tiện lỏng lưỡi nhợt miệng nhạt, rêu lưỡi trắng ướt, mạch hoạt, thiên về hàn thì sắc mặt trắng xanh, người mệt, nằm co, biếng ăn, miệng nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch trì.
- Chứng vị nhiệt
Nôn đắng, mửa chua, xốn xáo buồn phiền, đêm ngủ không yên, tiểu tiện vàng nhợt, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng mà khô, mạch hoạt sác.
- Chứng đờm ẩm
Lúc mới có thai, nôn mửa ra đờm dãi, đầu choáng váng, hồi hộp, ngực đầy không ăn uống, trong miệng nhạt nhớt, chỗ hoành cách mô có nước, tim động khí xúc lên, rêu lưỡi trắng nhớt mà trơn, mạch hoạt; kèm có nhiệt thì nôn mửa ra nước vàng, đầu xây xẩm, tâm phiền muộn xốn xáo mà đói, hoặc ngực đầy không muốn ăn, ham ăn của chua, mát, miệng khó mà nhốt, lưỡi hồng, rêu vàng nhớt, mạch hoạt sác, kèm có hàn thì sắc mặt trắng nhợt, nôn mửa ra nước chua, sáng dậy bệnh nặng hơn, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt rêu trắng trơn, mạch trầm mà hoạt.
- Chứng can vị bất hoà
Lúc mới có thai, nôn mửa ra nước trong hoặc nước chua, dạ dày tức, sườn đau, bụng trướng và sôi, ợ hơi, thở dài, sắc mặt xanh xám, tinh thần uất ức, đầu căng tức nặng nề xây xẩm, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt.
CÁCH CHỮA
Cách chữa chứng nôn nghén nên căn cứ bệnh tình mà quyết định. Nói chung người mạnh khí thì bệnh nhẹ hơn, bất tất phải uống thuốc, chỉ cần chú ý đến các mặt ăn uống, nghỉ ngơi, tinh thần, sinh hoạt, qua một thời gian thì chứng bệnh tự nhiên tiêu hết. Nếu bệnh tình nặng hơn cần phải uống thuốc thì nên nắm vững chứng hậu, phân biệt nguyên nhân mà chữa cho thích đáng.
Khí huyết không điều hoà thì nên điều hoà khí huyết âm dương, dùng bài Quế chi thang (1); tỳ vị hư nhược thì nên kiện tỳ hoà vị, dùng bài Quất bì trúc nhự thang (2); thiên vê hàn thì nên ích khí ôn vị, dùng bài Can khương nhân sâm bán hạ hoàn (3); vị nhiệt thì nên lấy thuốc khổ hàn để giáng nghịch, dùng bài ức thanh hoàn (4); đờm ẩm đình tích nghịch lên mà thổ, thì nên làm long đàm giáng khí nghịch, dùng bài Tiểu hạ gia phục linh thang (5); kèm có hàn thì nên dùng thuốc ấm để tán hàn, dùng Lục quân tử thang (6); kèm có nhiệt thì nên thanh nhiệt, giáng nghịch, trừ đàm, dùng bài Hoàng liên ôn đởm thang (7); khí uất thì nên điều khí thư uất, dùng bài ức can hoà vị ẩm (8) mà chữa.
PHỤ PHƯƠNG
- Quế chi thang (Thương hàn luận)
Quế chi 6g Cam thảo 5g
Bạch thược 12g Sinh khương 4g
Đại táo 2 quả
- Quất bì trúc nhự thang (Y phương tập giải)
Nhân sâm 4g Xích phục linh 12g
Trúc nhự 8g Tỳ bà diệp 12g (sao)
Quất bì 8g Gia Sinh khương 3 lát
Bán hạ 8g Đại táo 2 quả
Mạch đông 12g
Sắc uống hơi ấm. Vị hàn thì bỏ Trúc nhự, Mạch đông, mà gia Đinh hương; thực hoả thì bỏ Sâm.
- Can khương nhân sâm bán hạ hoàn (Kim quỹ yếu lược)
Can khương 1 lạng Nhân sâm 1 lạng
Bán hạ (chế gừng) 2 lạng
Các vị trên, tán bột, lấy nước cốt Gừng mà nấu hồ làm hoàn bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 10 hoàn, ngày 3 lần.
- ức thanh hoàn (Đan khê tam pháp)
Hoàng liên tán bột, nấu hồ làm viên bằng hột vừng, mỗi lần uống 20 – 30 viên.
- Tiểu bán hạ gia phục linh thang ( (Kim quỹ yếu lược)
Bán hạ 8g Phục linh 8g
Sinh khương 8g
Sắc uống
- Lục quân tử thang (Xem mục Kinh nguyệt không đều)
- Hoàng liên ôn đởm thang (Thẩm thị nữ khoa tập yếu)
Trần bì 6g Chỉ xác 8g
Bạch phục linh 4g Trúc nhự 12g
Hoàng liên 4g Cam thảo 5g
Bán hạ (chế) 8g
Sắc uống
- ức can hoà vị ẩm
Tô diệp 5g Trúc nhự 12g
Hoàng liên 5g Trần bì 6g
Bán hạ 6g
Sắc uống.