Chứng sa dạ dày và điều trị dứt điểm

Chia sẻ tin này:

Định nghĩa

Tức là phía dưới của dạ dày thấp hơn vị trí bình thường, do đó có thể dẫn đến nhiều chướng ngại.

Nguyên nhân

  • Người thể chất yếu sức, cùng những nội tạng khác đồng thời xuất hiện sa xuống.
  • Lúc vách bụng bị chùng lại một cách nhanh chóng, như sau khi có mang đẻ hoặc bụng nước.
  • Do dạ dày sùi mụn hoặc dãn nở, do trọng lượng dạ dày tăng lên thêm cũng giúp cho vị rũ xuống.
  • Thắt đai bụng, bó ngực, bó chặt vùng bụng trên hoặc vùng ngực nên sa xuống.

Chứng trạng

Dạ dày sa xuống thường hợp kiêm với dạ dày không có sức, chứng trạng tự giác là vùng bụng có cảm giác đè nặng bành mãn, có cảm giác dắt dẫn đau trong bụng, ợ hơi, nao nao buồn nôn mà nôn không được (ố tâm), váng đầu, xây xẩm, tâm rung động nhanh mạnh, eo lưng đau, cảm giác mỏi mệt, đùi to, hàng loạt chứng trạng không định trước được. Hoặc có lúc tuy cơ dạ dày sa xuống nhưng không chứng trạng tự cảm thấy. Thể chất người sa dạ dày phần nhiều gày, mình mẩy dài, ngực quách nhỏ dài lệch một bên, góc bụng trên hẹp nhỏ, da dẻ mềm yếu, sắc mặt trắng xanh, đứng thẳng thì tâm oa lõm xuống, bụng dưới bành ra, vách bụng phì bạc mềm mại, cho nên có thể sờ biết mé dưới dạ đày, đi ngang kết tràng, mang tràng vùng kiểu chữ Z (chữ ất Trung Quốc).

Cách chữa và phương thang

Thang Bán hạ hậu phác

Đàn bà đã qua chửa đẻ thường thấy vách bụng chùng nhẽo, khoang bụng rộng lớn khác thường, vùng dạ dày có cảm giác đè nặng chướng to ra, trong bụng đau nhức kiểu dắt dẫn, dùng phương này có công hiệu.

Bài thuốc

Hậu phác 12g Bán hạ 24g

Vị thuốc Hậu phác trong điều trị sa dạ dày

Sinh khương 16g Lá tía tô 8g

Phục linh 20g

Thang Lục quân tử

Người thể chất yếu ớt không có sức, góc bụng trên hẹp nhỏ, vách bụng trì hoãn (chùng và nhăn nheo), da dẻ mềm mại trắng xanh, vùng dạ dày có cảm giác đè nặng, chán không thiết ăn, đầu váng, xây xẩm, tứ chi mỏi mệt, hoặc dùng thang Hương sa lục quân, thang Hóa thực dưỡng tỳ là phù hợp.

Bài thuốc

Bạch truật 16g Đảng sâm (nhân sâm) 16g
Bán hạ 16g Phục linh 16g
Trần bì 8g Đại táo 8g
Cam thảo 4g Sinh khương 5g

Thang Bổ trung ích khí

Đảng sâm 2g Chích thảo 2,5g
Trần bì 2g Sài hồ 2g
Hoàng kỳ 4g Bạch truật 2g
Đương qui 1g Thăng ma 2g

Phương này có thể khiến vị tràng suy nhược được khôi phục, làm chậm mức sa xuống, cho nên ứng dụng cho chứng này. Những người vị tràng quá hư yếu lại có cái hại là chán ăn. (Liều lượng dưới đây là liều người xưa dùng, nên tăng gấp 4 lần).

Vị thuốc Hoàng kỳ trong điều trị sa dạ dày
Vị thuốc Hoàng kỳ trong điều trị sa dạ dày

Bài thuốc

Phục linh ẩm

Vị tràng trì hoãn, vùng bụng có tiếng nước vỗ vùng dưới tâm tự cảm thấy bĩ cứng, đem so với ứng dụng thang Lục quân tử thì mạch bụng đều có sức, dùng phương này có lúc phù hợp.

Dược:

Phục linh 20g Nhân sâm 12g

Trần bì 12g Bạch truật 16g

Sinh khương 12g Chỉ thực 6g

Chứng dạ dày không có sức (vô lực) cùng sa dạ dày trên lâm sàng phần nhiều hay xuất hiện cùng một lúc, cho nên phương thuốc chữa hai chứng đó nên cùng hỗ trợ dùng.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận