Đặc tính và tác dụng điều trị của Parafin
I.Đặc tính của paraffin:
+ Paraffin là một hỗn hợp có nhiều hydrocarbua từ dầu hỏa, paraffin dùng trong điều trị là loại tinh khiết, trung tính, màu trắng, không độc. Khi sử dụng thường pha thêm một ít dầu paraffin để tăng cường độ dẻo, không bị giòn gẫy.
+ Paraffin có nhiệt dung cao: khi 1g paraffin nguội từ 520C xuống 450C giải phóng ra (52-45)x0,7=4,9calo (nhiệt dung riêng của paraffin là 0,7), mặt khác khi 1g paraffin chuyển từ thể lỏng (520C) sang thể rắn (450C) thì giải phóng thêm một lượng nhiệt là 39calo nữa, vì vậy tổng cộng lượng nhiệt mà 1g paraffin giải phóng ra là 43,9 calo. Trong khi đó 1g nước ở nhiệt độ tác dụng không bỏng là 420C nguội không còn tác dụng 350C thì chỉ giải phóng 7 calo. Hơn nữa khi paraffin nguội lớp ngoài cùng nguội trước đông lại tạo thành một lớp màng ngăn làm cho nhiệt độ của cả khối paraffin giảm rất chậm, nên có thể truyền nhiệt cho cơ thể một lượng nhiệt rất lớn trong thời gian tương đối dài. Do vậy nhiệt do paraffin truyền có thể vào tương đối sâu.
+ Nhiệt do paraffin cung cấp là nhiệt ẩm, tức là khi ép miếng paraffin nóng vào da sẽ kích thích tăng tiết mồ hôi, nhưng mồ hôi này vẫn còn đọng lại làm cho da luôn ẩm, mềm mại và tăng tính đàn hồi (các phương pháp nhiệt khác gây bốc hơi mồ hôi làm cho da khô và giòn).
+ Điều trị bằng paraffin không bị bỏng: khi paraffin nóng chảy ở nhiệt độ 52-530C tiếp xúc với da ngay lập tức lớp paraffin tiếp xúc sẽ đông lại và giảm nhiệt độ tạo thành một lớp màng ngăn cách giữa paraffin nóng với da nên không gây bỏng. Trái lại với nước nóng trên 420C đã có thể gây bỏng do không có tính chất trên.
II.Các phương pháp sử dụng paraffin:
+ Đun paraffin: Thường đun nóng chảy paraffin ở nhiệt độ giới hạn <1000C, vì nếu đun nóng quá 1000C thì paraffin bị cháy vàng giảm chất lượng. Có thể đun bằng hai cách: Dùng nồi điện chuyên dụng luôn duy trì nhiệt độ ở khoảng 600C. Hoặc đun cách thuỷ.
Miếng paraffin dùng để điều trị
+ Đắp paraffin: đổ paraffin nóng chảy vào khay men dày 3cm, để cho nguội tự nhiên đến khi miếng paraffin đông mềm đều bên trong không còn lỏng, lúc đó nhiệt độ miếng paraffin khoảng 43-450C rồi ủ trong chăn hay trong tủ nhiệt để điều trị sau. Khi dùng tách miếng paraffin đó ra đắp trực tiếp lên da vùng cần điều trị, lót một lớp nylon rồi phủ chăn ra ngoài để giữ nhiệt. Thời gian điều trị mỗi lần 20 phút.
+ Nhúng paraffin: thường dùng cho ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân nơi khó đắp miếng paraffin. Đổ paraffin nóng chảy vào ca hoặc chậu, lần đầu nhúng nhanh bộ phận cần điều trị vào rồi rút ra ngay, khi đó một lớp paraffin mỏng bám vào da sẽ đông kết ngay, tiếp tục nhúng 3-4 lần nữa để lớp paraffin phủ ngoài dày lên như một khối, sau đó dùng khăn ủ 20-30 phút.
III.Tiến hành điều trị.
– Chỉ định, chống chỉ định như bài Nhiệt nóng
– Bệnh nhân nằm hay ngồi thoải mái tùy vị trí điều trị. Bộc lộ vùng điều trị, lau khô mồ hôi.
– Kỹ thuật đắp paraffin: đắp trực tiếp miếng paraffin áp sát lên da vùng điều trị, dùng miếng nylon phủ rồi quấn khăn bông hoặc chăn phủ bọc xung quanh để giữ nhiệt. Thường sau 30 phút paraffin còn ấm 38-400C thì bỏ ra, kiểm tra lại vùng da thấy đỏ đều nhưng không rát bỏng, có lấm tấm mồ hôi, lau khô sạch cho bệnh nhân đứng dậy.
– Kỹ thuật nhúng paraffin: thường dùng cho ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân nơi khó đắp miếng paraffin. Đổ paraffin nóng chảy vào ca hoặc chậu, lần đầu nhúng nhanh bộ phận cần điều trị vào rồi rút ra ngay, khi đó một lớp paraffin mỏng bám vào da sẽ đông kết ngay, tiếp tục nhúng 3-4 lần nữa để lớp paraffin phủ ngoài dày lên như một khối, sau đó dùng khăn ủ 20-30 phút.
IV.Bảo đảm an toàn.
– Dự phòng cháy khi đun paraffin (vì paraffin là chất dễ cháy).
– Bỏng tại chỗ do dùng paraffin có nhiệt độ >600C, do paraffin có lẫn nước (bóng nước vỡ ra trên da).
– Dị ứng paraffin: có thể xảy ra ngay sau lần điều trị đầu tiên cũng có khi sau vài lần điều trị. Triệu chứng chính là nổi nốt mẩn ngứa tại chỗ hoặc toàn thân. Nếu phát hiện dị ứng thì dừng điều trị, hoặc đắp paraffin gián tiếp qua một lớp nylon mỏng, xử lý bằng lau khô, xoa bột tan, hoặc các thuốc chống dị ứng khác.
– Làm sạch paraffin: đun chảy paraffin, gạn múc lấy paraffin sạch ở trên, còn lại một lớp paraffin lẫn cặn bẩn ở đáy nồi. Đổ một ít nước sôi vào, khấy đều rồi để lắng, nước cùng với cặn bẩn sẽ chìm xuống dưới, paraffin nổi lên trên. Để một thời gian cho paraffin đông lại thì lấy ra, cắt gọt bớt một chút ở lớp phía dưới.
– Paraffin dễ bở hoặc dính khay thì cho thêm dầu paraffin vào với tỷ lệ 100ml cho 1kg.
V.Các phương pháp nhiệt dẫn truyền tương tự paraffin.
5.1. Các loại túi nhiệt (hot pack):
Là các túi cao su hoặc polime bên trong đựng các chất tạo nhiệt dùng để chườm đắp vào vị trí đau. Người ta thường dùng các chất tạo nhiệt như sau:
– Túi paraffin: cho paraffin vào túi, đuổi hết khí rồi dán kín, khi dùng đem túi ngâm vào nước nóng 800C cho đến khi paraffin nóng chảy hết thì lấy ra để một lát cho lớp ngoài nguồi bớt thì dùng.
– Túi nước: là phương pháp đơn giản nhất có thể sử dụng các túi sắn có, đổ nước ấm 40-540C vào túi, bịt miệng túi rồi chườm đắp lên chỗ đau.
– Túi silicat: dùng silicat khô cho vào túi vải, khi ngâm vào nước các phân tử silicat hút nước làm túi phồng ra, khi đó đem túi đun trong nước cho đến nhiệt độ 50-600C thì đem ra dùng. Sau điều trị treo túi ở nơi khô thoáng cho cát khô.
– Túi gel đặc biệt: trong túi chứa một loại chất gel đặc biệt, bình thường ở dạng lỏng bên trong có một nút bấm tạo phản ứng dây chuyền. Khi dùng đem bấm nút trong túi để tạo phản ứng sinh nhiệt làm túi nóng lên đồng thời chất gel bị kết tủa thành chất bột mềm, khi túi nguội đem đun túi trong nước sôi cho đến khi chất kết tủa trở lại hoàn toàn trạng thái lỏng ban đầu thì đem ra dùng.
5.2. Nước nóng:
Dùng nước nóng nhân tạo hoặc nước nóng tự nhiên ở các suối nước nóng. Ngâm tắm nước nóng toàn thân ngoài các tác dụng toàn thân như cải thiện chức năng tuần hoàn, hô hấp, thư giãn thần kinh, thư giãn cơ, còn là một biện pháp có hiệu quả trong điều trị các chứng đau mạn tính ở nhiều vị trí trong cơ thể như: viêm da dây thần kinh, viêm đa khớp…