Dòng hồng cầu

Chia sẻ tin này:

RBC (red blood cell) : là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu. Đơn vị T/l
HGB: Nồng độ hemoglobin trong máu. Đơn vị tính bằng g/l hay g/dl (tương đương mg%), đo hàm lượng hemoglobin trong máu.
HCT – Hematocrit : dung tích hồng cầu, đây là phần trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm.
RDW: dải phân bố kích thước hồng cầu, đo độ thay đổi của kích thước và hình dạng hồng cầu. Giá trị này càng cao có nghĩa là kích thước của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11-15. Nếu để ý bạn sẽ thấy có một sơ đồ bên cạnh đó mà ở trục hoành có 2 giá trị 80 , 100 fl, và đồ thị hình parabol úp ngược – đây là đồ thị minh họa cho RDW
• Các chỉ số hồng cầu:

o MCV – thể tích trung bình hồng cầu, đơn vị thường dùng là femtolit (1 fl = 10-15lit)
Bình thường : 90+- 5 fl
MCV được tính bằng công thức: MCV = HCT / RBC. Giá trị MCV cho phép phân biệt các loại thiếu máu sau:
Thiếu máu hồng cầu nhỏ – còn gọi là thiếu máu nhược sắc: khi MCV < 80 fl
Thiếu máu hồng cầu to – còn gọi là thiếu máu ưu sắc: khi MCV > 100 fl
Thiếu máu hồng cầu đẳng sắc : MCV bình thường
Lí giải: Hemoglobin là một protein, do vậy nó cũng gây ra áp lực keo bên trong tế bào hồng cầu, điều này làm tế bào trương to, màng hồng cầu căng ( trong ưu sắc), hay teo nhỏ, màng hồng cầu nhẽo ( trong nhược sắc). Còn thiếu máu đẳng sắc không ảnh hưởng đến chất lượng tế bào hồng cầu.

o MCH – số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là picogram (1 pg = 10-12g)
MCH được tính theo công thức: MCH = HGB / RBC
Bình thường : 30 +-3 pg.
Tăng trong thiếu máu ưu sắc, giảm trong thiếu máu nhược sắc, bình thường trong thiếu máu đẳng sắc. Điều này dễ hiểu, không cần giải thích dài.
o MCHC – nồng độ hemoglobin trung bình trong hồng cầu (chú ý, không có “một”), đơn vị thường dùng là g/l
MCHC được tính theo công thức: MCHC = HGB / HCT = MCH / MCV.
Bình thường : 290 – 360 g/l. Thực tế không bao giờ tăng trên 360, vì khả năng bão hòa của hông cầu chỉ đến thế mà thôi.
Thiếu máu đẳng sắc hoặc ưu sắc: khi MCHC trong giá trị bình thường
Thiếu máu nhược sắc: khi MCHC < 290g/l
Trong 3 chỉ số hồng cầu, chỉ số nào quan trọng nhất? MCH, MCV, MHCH? Câu hỏi này dành cho bạn.
Thông thường, các bác sỹ dựa vào nồng độ hemoglobin để chẩn đoán và đánh giá mức độ thiếu máu, và dựa theo định nghĩa sau:
Thiếu máu khi nồng độ Hb thấp hơn:
• 130g/dl ở nam giới
• 120g/dl ở nữ giới
• 110g/dl ở người lớn tuổi
Sau đó, để xác định tính chất thiếu máu, ta dựa vào các chỉ số hồng cầu
– Đẳng sắc: 3 chỉ số bình thường
– Nhược sắc: giảm cả 3 chỉ số
– Ưu sắc: MCH,MCV tăng còn MCHC bình thường

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận