Đông y chữa các loại giun sán (giun đũa, sán sơ mít, giun kim)

Chia sẻ tin này:

Thiên này chủ yếu thảo luận về 3 loại bệnh kí sinh trùng trong ruột thường thấy trong lâm sàng là: giun đũa, sán sơ mít, giun kim. Giun đũa hình dài 5 – 6 tấc hoặc 1 thước, giun kim rất bé nhỏ như sâu rau, sán sơ mít hình như loại sán đã nói trong sách “Chư bệnh nguyên hậu luận”: “dài 1 tấc, sắc trắng, hình nhỏ dẹt”.

  1. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân phát sinh bệnh này, người xưa phần nhiều cho là vì thấp nhiệt, nhưng ăn uống không sạch sẽ, ăn bừa bãi những thức ăn sống, dưa quả và dầu mỡ, mới thực là nguyên nhân phổ biến nhất.

Về nguyên nhân của chứng “bạch thốn trùng”, sách “Kim quỹ yếu lược” đã nêu ra một cách chính xác là: “vì ăn thịt sống, uống sữa nhiều, mà biến thành bạch thốn trùng”. Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” có ghi chép: “Lấy cành dâu, xiên thịt trâu để nướng, và ăn quả lật sống, là gây ra bệnh sán”. Và nói sau khi ăn cá sống, lại ăn sữa ngay, cũng sinh ra sán.

  1. BIỆN CHỨNG

Sách “Kim quỹ yếu lược” có đoạn viết: “Đau bụng có trùng vì mạch thì phân biệt như thế nào?” Trọng cảnh nói: “Trong bụng đau mạch nên trầm và huyền, mà lại hồng đại, cho nên biết có giun đũa”. Lại nói giun đũa gây thành bệnh, làm cho người ta nôn ra nước dãi, đau vùng dạ dày, phát bệnh có thời gian nhất định”. Lại nói “bệnh giun phát ra “quyết lãnh”, nên có chứng thổ ra giun, nay người bệnh yên tĩnh mà lại có lúc phiền, đó là vì tạng hàn, giun ngoi lên cách mặt, cho nên phiền chứng một lúc lại thôi mà ăn vào là nôn. Lại có khi có chứng phiền là vì giun ngửi thấy hơi đồ ăn mà bò lên, nhưng trường hợp này thì người bệnh thường nôn ra giun”. Sách “Kim quỹ yếu lược” tuy có ghi chép kỹ về chứng trạng bệnh giun đũa, nhưng về sán sơ mít, giun kim thì chưa từng nói đến. Căn cứ vào sự quan sát trên lâm sàng, thì các loại bệnh trùng tuy có chứng trạng chung, nhưng cũng có chứng trạng riêng biệt, nay nói thêm như sau:

Chứng trạng của bệnh trùng: Nói chung thường xuất hiện ra, chứng ăn uống sút kém, hoặc ăn ít tăng lên khác thường, đại tiện bí kết, có khi ỉa lỏng, mặt mọc ban trắng, lỗ mũi ngứa, khi ngủ nghiên răng, sắc mặt vàng úa, gầy còm hoặc trong môi mọc mụn, như hạt thóc. Ngoài ra giun kim còn có chứng trạng rõ rệt là ngứa lỗ đít, sán sơ mít thì thường có thể thấy những đốt sán ở trong khố quần và áo chăn của người bệnh, giun đũa thì nói chung có ác chứng lỏng cồn cào bụng đau, khi phát, khi không, đau khỏi lại ăn uống như thường, và hay ăn thức lạ.

  1. CÁCH CHỮA

Chữa bệnh trùng, thì sát trùng làm chủ yếu, như trong tình trạng nào đó, dùng phương pháp này, cũng cần phải xem xét thân thể khí lược của người bệnh mạnh hay yếu mà châm chước cho thích hợp, người chính khí đầy đủ, thì nên dùng phép công trục, như những bài Truy trùng hoàn (1), hóa trùng hoàn (2). Nếu Vì giun đũa mà bị “quyết lãnh”, hoặc khi yên, khi phiền được ăn thì nôn, thường tự nôn ra giun, có thể dùng cách yên giun, như ô mai hoàn (3). Có tích trệ, thì kiêm tiên trệ, dùng phép hóa trùng tiêu tích, như bài Lục vị phì nhi hoàn (4), lại chữa bệnh sán xơ mít, dùng Tân lang thang (5), giun kim thì giang môn ngứa nhiều, ra giun con, có thể dùng bột sử quân tử và bột đại hoàng sống (6) uống trong, ngoài dùng sách bộ tiễn (7), ban đêm bơm vào rửa ruột.

  1. TÓM TẮT

Thiên này nói các giống trùng, chỉ nói đến 3 loại: Giun đũa, giun kim và sán xơ mít. Nguyên nhân các bệnh trùng chủ yếu là do ăn uống không sạch sẽ và ăn nhiều các thứ rau sống, dưa, quả và đồ béo ngọt. Sách “Kim quỹ yếu lược” và cách chữa. “Nguyên hậu luận” nói: “Vì bệnh sán xơ mít phát sinh là do ăn thịt sống, cá sống, thịt trâu nướng mà sinh ra”. Sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” cho là: “các bệnh trùng do tạng phủ hư yếu mà động”. Câu này có ý nghĩa nhất định, là vì tình trạng khí huyết vượng thịnh, thể chất mạnh khoẻ, thì không gây ra thành chứng trạng gì cả. Trương Cảnh Nhạc nói: “Muốn tiệt căn bệnh phải ôn dương tỳ vị, tỳ vị mạnh thì trùng không sinh được”. Đó là sau khi đuổi được trùng rồi phải nên kịp thời điều dưỡng, đề phòng giống trùng lại sinh sản, đối với việc vệ sinh hàng ngày và vệ sinh ăn uống, rất nên chú ý.

Xem thêm

Bệnh giun đũa (Ascaridisoe)

Điều trị giun sán và ký sinh trùng đường ruột trẻ em

Uống thuốc tẩy giun đúng cách

  1. PHỤ PHUƠNG

  1. Truy trùng hoàn: Hắc sửu, tân lang, lôi hoàn, nam mộc hương, nhân trần, đại tạo giác, khổ luyện căn bì.
  2. Hóa trùng hoàn: Hạc sắc (sao với phần kẽm), khổ luyện căn, tân lang, vu di, khô phàn, sử quân tử.
  3. Ô mai hoàn: Xem phụ phương số 36 mục Các chứng đau.
  4. Lục vị hoàn: Hoàng liên, trần bì, xuyên luyện tử, thần khúc, mạch nha, vu di.
  5. Tân lang thang: Tân lang, theo kinh nghiệm nói chung dùng tới 4 lạng, dùng ít thì không công hiệu.
  6. Sử quân tử sinh đại hoàng phán: Liều lượng đại hoàng bằng 1/8 sử quân tử, mỗi tuổi dùng một phần nhiều nhất không quá 1 đồng cân 2 phân, uống luôn 6 ngày.
  7. Sính bách bộ tiễn tế: Bách bộ từ 1 – 2 lạng, sắc nước bơm vào rửa ruột, mỗi tối một lần, dùng luôn 5 ngày.
Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận