Giải pháp nào cho bệnh tiêu hoá của trẻ trong mùa hè?

Chia sẻ tin này:

Mùa hè đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến bệnh tiêu hóa ở trẻ đã phổ biến lại càng tăng cao tại nước ta. Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng là con dao hai lưỡi tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Tìm hiểu quan niệm và xu hướng điều trị và phòng chống để tìm ra phương pháp lành tính nhất cho trẻ.

Không sử dụng kháng sinh bừa bãi

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định và có hiệu quả đối với các bệnh gây ra bởi vi khuẩn và những trường hợp nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nó cũng tiêu diện cả hệ vi sinh vật có lợi trong ruột. Tái sử dụng trong lâu dài dễ dẫn tới hiện tượng nhờn kháng sinh, gây khó khăn khi điều trị nhiều loại bệnh trong tương lai.

Chị N.H.Phương (32 tuổi, Trung Yên, Hà Nội) thường tìm mua thuốc kháng sinh cho bé uống theo đơn kê cũ để chấm dứt nhanh bệnh khi thấy bé Chi Chi (4 tuổi) có biểu hiện tiêu chảy. Tuy nhiên chị cũng nhận thấy cách điều trị này thường kéo theo hệ luỵ biếng ăn, thể lực bị ảnh hưởng, bé rất hay ốm vặt.

Những trường hợp của chị Phương cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách sử dụng thận trọng và hữu hiệu nhất vì kháng sinh chỉ có tác dụng với các bệnh do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng và không có tác dụng với bệnh do vi rút.

Với bệnh tiêu chảy ở trẻ em, sử dụng kháng sinh cần đặc biệt thận trọng. Chỉ có một vài loại kháng sinh thật sự có dược tính chữa trị hiệu quả tiêu chảy do nhiễm khuẩn, ví dụ như Tetraxyclin (không dùng cho trẻ dưới 14 tuổi) Ciprofloxacin, hay Norfloxacin. Liều lượng uống và chủng loại kháng sinh thích hợp cho trẻ phải do bác sĩ kê đơn.

Chọn dùng men vi sinh probiotics phù hợp

Theo định nghĩa của WHO Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố năm 2001, probiotics là những vi sinh vật sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của vật chủ. Tài liệu Hướng dẫn và đánh giá công dụng men vi sinh trong thực phẩm phối hợp giữa FAO (Tổ chức nông lương thế giới) và WHO (Ấn phẩm năm 2006) công bố rằng, Men vi sinh Probiotics đóng vai trò quan trọng trong hệ chức năng tiêu hoá, miễn dịch và hô hấp, đồng thời có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm ở trẻ và các nhóm có nguy cơ ảnh hưởng cao khác.

Probiotics thường được chỉ định dùng hỗ trợ sau khi sự cân bằng trong hệ vi sinh tại ruột bị đảo lộn dẫn đến rối loạn hệ tiêu hoá (thường gặp khi vừa điều trị kháng sinh) với biểu hiện: đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa… Lúc này trẻ cần được bổ sung probiotics nhằm hạn chế nhiễm trùng hệ tiêu hóa, khắc phục tình trạng.

Tuy nhiên, cần lưu ý có rất nhiều loại lợi khuẩn khác nhau nhưng chỉ có lợi khuẩn probiotics như: Lactobacillus Bulgaricus, Streptococcus thermophilus, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus casei hay Bacillus Subtilis dạng bào tử bền nhiệt mới hữu hiệu với các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh.

Có thể bổ sung các khuẩn này qua sữa lên men, sữa chua, cốm hay thực phẩm chưa probiotics như kẹo, bánh probiotics.

Ngoài ra, do phần lớn probiotics có thể sẽ bị tiêu diệt dần bởi pH rất thấp của dạ dày, khi vào tới cơ thể hầu hết đều không đủ số lượng cần thiết để phát huy tác dụng. Khi chọn mua các sản phẩm bổ sung, nên chọn loại nào cung cấp nồng độ lợi khuẩn cao, tốt nhất là đạt mức 108CFU/20gr (tương đương với 100 triệu lợi khuẩn).

Những kiến thức về Probiotics trước đây có thể còn mới mẻ nhưng gần đây đã trở nên rõ ràng hơn, hiểu nôm na theo ngôn ngữ các bà mẹ nghĩa là “cho trẻ ăn lợi khuẩn để chiến đấu với hại khuẩn gây bệnh, củng cố hệ miễn dịch”.

Do đó, với trường hợp của Chi Chi, ngoài dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, có thể bổ sung Probiotics để “nâng cấp” hệ miễn dịch đường ruột, cân bằng hệ vi sinh cho bé dễ tiêu hoá, nhờ đó hấp thu dưỡng chất để khả năng tự chiến đấu của bé tốt hơn.

Với những trẻ tiêu hóa hấp thụ kém, bố mẹ có thể sử dụng thường xuyên thực phẩm có bổ sung men vi sinh có lợi probiotics dạng bào tử để góp phần tiêu hóa các dưỡng chất, tổng hợp các vitamin, giúp làm mềm phân, chống nôn trớ, đầy bụng và táo bón.

Hiện nay việc bổ sung men vi sinh được coi là 1 trong những phương pháp lành nhất trong các biện pháp phòng và hỗ trợ tiêu hoá.

Công nghệ Probiotics dạng bào tử bền nhiệt Bacillus Subtilis HU58 của Giáo sư Simon Cutting ưu việt ở lớp vỏ bào tử như một chiếc áo giáp bao quanh vi khuẩn giúp chúng tồn tại ở môi trường pH thấp, chịu được nhiệt độ lên đến 95 độ C… Đây là thành quả của công trình nghiên cứu 25 năm giúp “bảo toàn” công dụng của các probiotics, vượt qua qui trình và tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp. Thêm vào đó, các lợi khuẩn bào tử ở “dạng ngủ” vẫn sống an toàn khi vào tới môi trường acid dịch vị dạ dày, đảm bảo khi các lợi khuẩn bắt đầu “thức dậy” hoạt động trong cơ thể vẫn đủ số lượng cần thiết đảm bảo tối đa hiệu quả của Probiotics đối với cơ thể con người.

Thu Phan

Nguồn Dân trí

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận