Giải phẫu: Mạch máu chi trên
1.Tóm lược về động mạch chi trên
-Động mạch dưới đòn sau khi chui qua khe sườn đòn đổi tên thành ĐM nách
-Đến bờ dưới cơ ngực lớn đm nách đổi tên thành đm cánh tay đi trong ống cánh tay ở vùng cánh tay, đến đường dưới nếp gấp khuỷu 3cm đm cánh tay chia thành đm trụ và đm mạch quay đi xuống vùng cẳng tay, cuối cùng 2 đm này phân thành nhiều nhánh cấp máu cho vùng bàn tay.
– Đặc điểm: các động mạch chính đều nằm ở mặt gấp của chi, ở phía trước, trong của chi. Động mạch thường đi cùng tĩnh mạch và liên quan với thần kinh.
2. Động mạch nách (arteria axillaris)
2.1. Nguyên uỷ, đường đi, cơ tuỳ hành
– Nguyên uỷ: tiếp theo động mạch dưới đòn, từ điểm giữa bờ sau xương đòn.
– Đường đi, tận cùng: đi chếch xuống dưới, theo đường nối từ điểm giữa xương đòn đến nếp gấp khuỷu khi để tay dạng 900 so với thân mình.
-Cơ tùy hành: cơ quạ cánh tay
** Liên quan:
* với ĐRTKCT: cơ ngực bé bắt chéo trước động mạch và chia động mạch thành 3 đoạn liên quan
– Đoạn trên cơ ngực bé: các thân (thân nhất) đều ở phía trên ngoài động mạch. Ở dưới xương đòn có quai thần kinh các cơ ngực bắt chéo trước động mạch, là mốc quan trọng để tìm động mạch nách. Khi 3 thân tạo thành 3 bó thì các bó này quây quanh đm nách.
– Đoạn sau cơ ngực bé:
+ngoài động mạch có dây tk cơ bì.
+trước đm có tk giữa.
+trong đm có tk trụ, tk bì cánh tay trong và tk bì cẳng tay trong
+sau đm có tk quay và tk nách.
– Đoạn dưới cơ ngực bé: Các dây thần kinh bắt đầu tách xa dần động mạch để đi vào các khu, chỉ còn dây giữa đi phía trước ngoài động mạch để xuống cánh tay.
*với tĩnh mạch: có 1 tĩnh mạch lớn đi theo động mạch, nằm phía dưới và trong động mạch, càng lên trên tĩnh mạch càng ra trước, vào trong so với động mạch.
2.3. Ngành bên: có 6 ngành bên
– Động mạch ngực trên: tách ở mặt trong động mạch nách, phân nhánh vào da và các cơ lớp nông của thành ngực.
– Động mạch cùng vai ngực: chui qua mạc đòn ngực cho 4 nhánh:
+ nhánh cùng vai cấp máu cho mỏm cùng vai, khớp vai.
+nhánh delta cấp máu cho khu delta.
+nhánh đòn cấp máu cho cơ dưới đòn và khớp ứcđòn.
+các nhánh ngực cơ ngực to cấp máu cho ngực bé.
– Động mạch dưới vai: là ngành bên lớn nhất, chui qua tam giác vai tam đầu ra sau chia thành 2 nhánh( đm ngực lưng và đm mũ vai) chi phối cơ lưng to, cơ răng trước, cơ gian sườn và nối với động mạch dưới đòn ở sau xương vai.
-Động mạch ngực ngoài: chạy vào thành bên ngực cho các nhánh vú ngoài.
-Động mạch mũ cánh tay trước: đi phía trước cổ phẫu thuật của xương cánh tay và nối với đm mũ cánh tay sau.
-Động mạch mũ cánh tay sau: đi phía sau cổ phẫu thuật cùng với tk nách chui qua lỗ tứ giác để vào vùng delta.
2.4. Vòng nối:
– Vòng mạch quanh vai
+ Cấu tạo: do sự tiếp nối của đm dưới vai với đm vai trên và vai sau.
+ Vị trí: ở mặt sau xương bả vai.
+ Ý nghĩa: là vòng nối quan trọng nhất vì có khả năng tái lập tuần hoàn tốt nhất dưới chỗ thắt.
– Vòng quanh ngực
+ Cấu tạo: do đm ngực ngoài, đm cùng vai ngực tiếp nối với đm ngực trong, đm gian sườn trên của đm dưới đòn.
+ Vị trí: thành trước ngực
+ Ý nghĩa: không có ý nghĩa trong việc tái lập tuần hoàn cho phần dưới chỗ thắt.
– Vòng quanh cánh tay:
+ Cấu tạo: đm mũ cánh tay trước nối với đm mũ cánh tay sau và đm cánh tay sâu của đm cánh tay.
+ Vị trí: vùng delta
+ Ý nghĩa: không có ý nghĩa trong việc tái lập tuần hoàn cho phần dưới chỗ thắt.
-Lưu ý: hai vòng nối trên không tiếp nối với vòng nối dưới nên thắt đm nách ở giữa đm mũ và đm dưới vai rất nguy hiểm.
2.5. Tĩnh mạch nách:
– Tĩnh mạch nách do 2 tĩnh mạch cánh tay tạo nên. Tĩnh mạch nách đi phía trong động mạch nhưng khi tới gần xương đòn thì chạy ra nằm phía trước động mạch.
– Tĩnh mạch đầu là tĩnh mạch ở nông, ở cánh tay đi lên rồi qua rãnh delta-ngực, đến gần xương đòn thì chọc qua cân đòn ngực để đổ vào tĩnh mạch nách.
– Đổ vào tĩnh mạch nách còn có các tĩnh mạch đi kèm với động mạch nách.
3. Động mạch cánh tay (a. brachialis)
3.1. Nguyên uỷ, tận cùng, cơ tuỳ hành:
– Nguyên uỷ, tận cùng: tiếp nối với động mạch nách từ bờ dưới cơ ngực lớn, đi xuống tới dưới nếp gấp khuỷu3 cmthì chia 2 ngành cùng là động mạch quay và động mạch trụ.
– Đường chuẩn đích: từ đỉnh hõm nách đến giữa nếp gấp khuỷu khi tay dang 90.
– Cơ tuỳ hành: bờ trong cơ nhị đầu cánh tay.
3.2. Đường đi, liên quan:
* Đoạn cánh tay: từ bờ dưới cơ ngực to đến trên nếp gấp khuỷu 3 cm
-Ở cánh tay: đm đi trong ống cánh tay( hình lăng trụ tam giác gồm 3 thành: thành trước là ½ trên cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay, ½ dưới là cơ nhị đầu và cơ cánh tay, thành sau là vách gian cơ trong, thành trong là mạc nông da và tổ chức dưới da
=>Ở trong ống cánh tay, động mạch liên quan với:
– Thần kinh quay ở phía sau động mạch, dây quay cùng với động mạch cánh tay sâu đi qua tam giác cánh tay tam đầu vào rãnh xoắn ở khu cánh tay sau.
– Thần kinh trụ, thần kinh bì cẳng tay trong ở trong động mạch, đi đến giữa cánh tay thì dây trụ chui qua vách liên cơ trong, đi ra sau cùng với động mạch bên trong trên; còn dây bì cẳng tay trong chọc qua cân bọc cánh tay.
– Thần kinh giữa là dây tuỳ hành của động mạch, ở phía trên thì nằm trước ngoài động mạch, ở giữa bắt chéo phía trước động mạch để vào trong cánh tay và ở dưới thì nằm phía trong động mạch.
* Ở khuỷu: giới hạn trên và dưới nếp gấp khuỷu 3 cm
Động mạch cánh tay đi trong rãnh nhị đầu trong (thành ngoài là khối cơ cánh tay trước, thành trong là khối cơ trên ròng rọc).
=>liên quan: sau là khớp khuỷu; trước là trẽ cân cơ nhị đầu, thần kinh nông, da, tổ chức dưới da; trong là thần kinh giữa; đi kèm động mạch có 2 tĩnh mạch.
3.3. Ngành bên: có 3 nhánh bên
*Đm cánh tay sâu: chui qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu cùng với tk quay ra vùng cánh tay sau cho các nhánh cùng:
– Nhánh đm bên giữa đi phía sau vách gian cơ ngoài
-Nhánh đm bên quay đi phía trước vách gian cơ ngoài.
– Nhánh nuôi xương.
– Nhánh cơ delta.
* Nhánh bên trụ trên: đi cùng thần kinh trụ, chọc qua vách gian cơ trong ra vùng cánh tay sau, xuống nối với động mạch quặt ngược trụ sau.
*Nhánh bên trụ dưới: đi xuống dưới chia 2 ngành: trước nối với động mạch quặt ngược trụ trước, sau nối với động mạch bên trụ trên.
3.4 Mạng mạch khớp khuỷu: có 2 vòng nối.
– Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu trong:
+ Đm bên trụ trên nối với đm quặt ngược trụ sau.
+ Đm bên trụ dưới nối với đm quặt ngược trụ trước.
– Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu ngoài:
+Đm bên quay tiếp nối với đm quặt ngược quay.
+Đm bên giữa tiếp nối với đm quặt ngược gian cốt
Ứng dụng:
– Sự tiếp nối giữa động mạch nách và động mạch cánh tay rất nghèo nàn nên vùng thắt mạch nguy hiểm là từ động mạch vai dưới đến động mạch cánh tay sâu. Thắt động mạch cánh tay phải thắt dưới động mạch cánh tay sâu, tốt nhất dưới động mạch bên trụ trên.
-Vị trí thắt nguy hiểm: trên động mạch cánh tay sâu.
3.5. Tĩnh mạch:
* Có 2 tĩnh mạch sâu: đi kèm động mạch cánh tay.
* Có 2 tĩnh mạch nông:
– Tĩnh mạch đầu: ở phía trước ngoài cánh tay, đi từ dưới lên vào rãnh delta-ngực để đổ vào tĩnh mạch nách.
– Tĩnh mạch nền: ở phía trong cánh tay, đến 1/3 trên cánh tay tĩnh mạch chui qua cân cánh tay để đổ vào tĩnh mạch cánh tay ở sâu.
4. ĐỘNG MẠCH QUAY (a. radialis)
4.1. Nguyên uỷ, đường đi, liên quan, cơ tuỳ hành:
– Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng: Động mạch quay là 1 trong 2 nhánh của động mạch cánh tay, động mạch bắt đầu từ dưới nếp gấp khuỷu3 cm, chạy chếch xuống dưới đi phía ngoài cẳng tay. Phía trước ngoài bị che phủ bởi cơ cánh tay quay( cơ tùy hành của đm quay). Phía trong đm liên hệ với cơ sấp tròn ở 1/3 trên và cơ gấp cổ tay quay ở 2/3 dưới. ở 1/3 dưới đm tựa vào xương quay sau đó đi vòng ra phía sau vào bàn tay qua hõm lào.
4.2. Ngành bên:
– Ngành quặt ngược quay nối với đm bên quay của đm cánh tay sâu.
– Ngành gan cổ tay nối với nhánh gan cổ tay của đm trụ.
– Ngành mu cổ tay nối với nhánh mu cổ tay của đm trụ.
– Ngành gan tay nông góp phần vào cung gan tay nông.
-Đm ngón cái chính
-Cuối cùng đm quay tạo thành cung gan tay sâu ở bàn tay cùng với đm trụ, cho nhánh đm ngón cái chính và đm quay ngón trỏ để cấp máu cho một ngón rưỡi ngoài bàn tay
4.3. Ứng dụng: Thắt động mạch quay ít gây tổn hại.
5. Động mạch trụ (a. ulnaris)
5.1. Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng, cơ tuỳ hành:
– Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng: Động mạch trụ là 1 trong 2 ngành của động mạch cánh tay từ dưới nếp gấp khuỷu3 cm, chạy chếch xuống dưới, vào trong, đi phía sau cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài và cơ gấp các ngón nông. Đm trụ đi phía trước các cơ bao phủ xương trụ (cơ cánh tay, cơ gấp các ngón sâu). Ở cung xơ (chỗ nối đầu cánh tay trụ và đầu quay của cơ gấp chung các ngón nông) đm bắt chéo phía sau thần kinh giữa. Đến chỗ 1/3 trên và 1/3 giữa đm nằm giữa cơ gấp cổ tay trụ (cơ tùy hành) đi cùng tk trụ
5.2. Ngành bên:
– Động mạch quặt ngược trụ chia thành 2 nhánh trước và sau.
-Đm gian cốt chung đi tới bờ trên màng gian cốt chia thành 2 nhánh:
+Đm gian cốt trước cùng với tk gian cốt trước (nhánh của tk giữa) tạo thành bó mạch tk gian cốt trước. mặt khác đm gian cốt trước còn cho nhánh đm giữa đi cùng tk giữa.
+Đm gian cốt sau cho nhánh đm quặt ngược gian cốt.
-Nhánh gan cổ tay và nhánh mu cổ tay nối với nhau và nối với nhánh cùng tên của đm quay.
-Nhánh gan tay sâu góp phần tạo cung đm gan tay sâu.
-cuối cùng đm mạch trụ tạo thành cung gan tay nông ở bàn tay cho nhánh đm gan ngón chung và đm gan ngón riêng cấp máu cho 3 ngón rưỡi còn lại của bàn tay.
5.3. Ứng dụng: Thắt động mạch trụ ít gây tổn hại.
6. Cung động mạch gan tay nông và sâu:
6.1. Cung động mạch gan tay nông:
– Cấu tạo: ngành cùng của động mạch trụ tiếp nối với nhánh quay gan tay của động mạch quay.
– Vị trí: Cung mạch này nằm ở nông, sau cân gan tay giữa và trước các gân gấp. Chỗ lồi nhất của cung gan tay nông tương ứng ở ngoài với phần giữa của nếp giữa lòng bàn tay.
– Phân nhánh: tách 4 nhánh cho các ngón tay. Môĩ nhánh lại chia đôi để đi vào mặt bên của 2 ngón cạnh nhau.
6.2. Cung động mạch gan tay sâu
– Cấu tạo: ngành cùng của động mạch quay nối với nhánh gan tay sâu của động mạch trụ.
– Vị trí: ở sâu, nằm áp vào cổ xương đốt bàn tay 2,3,4, sau các gân gấp. Cung sâu ở cao hơn cung nông độ1 cm, là cung mạch chính của bàn tay.
– Phân nhánh: tách ra 4 nhánh liên cốt gan tay, mỗi nhánh liên cốt lại chia 2 nhánh đi ở mặt bên mỗi ngón tay. Riêng cung sâu còn tách ra 3 nhánh chạy ra mu tay để tiếp nối với các động mạch liên cốt.
7. Hệ thống tĩnh mạch chi trên
Gồm hệ tĩnh mạch nông và hệ tĩnh mạch sâu.
– Hệ tĩnh mạch sâu: có 2 tĩnh mạch đi kèm 1 động mạch (động mạch nách chỉ có 1 tĩnh mạch đi kèm).
– Hệ tĩnh mạch nông nằm trong tổ chức dưới da, không có các động mạch cùng tên đi cùng