Hội chứng tim mạch trong sốt xuất huyết

Chia sẻ tin này:

Rối loạn tuần hoàn cũng là một hội chứng phổ biến trong Sốt xuất huyết đứng sau hội chứng nhiễm khuẩn và hội chứng xuất huyết.

Mạch

Khi mất nhiều nước (do sốt cao, vã mồ hôi), khi xuất huyết phủ tạng, và trong những trường hợp sốc, mạch bệnh nhân thường nhanh và yếu. Ở một số bệnh nhân, chủ yếu lớn tuổi, mạch có xu hướng chậm lại khi nhiệt độ tụt, nhưng cũng có trường hợp mạch chậm vào thời kỳ sốt cao, thường là nhịp chậm xoang với dấu hiệu cường phó giao cảm; những trường hợp mạch chậm vào lúc nhiệt độ tụt xuống 35-36oC thường đi đôi với huyết áp thấp.

Ở bệnh viện 5-8, đại đa số bệnh nhân người lớn có mạch chậm tương đối so với nhiệt độ (91,6%); mạch nhanh (trên 130/phút) chỉ gặp ở 3,3%, mạch khó bắt cũng chỉ gặp ở 3,3% bệnh nhân (BS Nguyễn Hữu Bình, 1970). Tại vụ dịch Sốt xuất huyết ở người lớn (TSN-1974) mạch chậm 50-60 lần/phút gặp ở 45,7% bệnh nhân, có 3 trường hợp nhịp chỉ còn 40-45 lần/phút (Nguyễn Xuân Nguyên, 1974). Tại Bệnh viện B, trong vụ dịch 1969, thống kê trên 1546 bệnh nhi, mạch chậm gặp ở 33,5% mạch nhanh, còn rõ ở 11,4% và mạch nhanh khó bắt ở 55% (Bùi Xuân Bách, 1970). Nói chung, mạch chậm đi đôi với huyết áp thấp không nguy hiểm bằng mạch nhanh + huyết áp thấp; trong số bệnh nhân có mạch chậm thì những trường hợp mạch chậm + nhiệt độ tụt nguy hiểm hơn mạch chậm + nhiệt độ cao.

Huyết áp

Huyết áp ở bệnh nhân Sốt xuất huyết bình thường hoặc giảm do nhiều nguyên nhân: hụt thể tích lưu hành vì mất nước (vã mồ hôi, nôn, sốt cao nhiều ngày), hụt thể tích lưu hành vì xuất huyết (niêm mạc và phủ tạng), do trạng thái sốc (thoát dịch ngoài lòng mạch, cô máu), do giãn mạch vì cường phó giao cảm, chưa loại trừ yếu tố tổn thương ở tim (hụt thể tích ở động mạch, vành, thoát dịch vào tổ chức kẽ tim, tràn dịch màng phổi, màng tim gây chèn ép và cản trở ngoại vi, viêm cơ tim do virut ?…). Huyết áp thường giảm nhẹ khi bệnh nhân sốt cao kéo dài, vâ mồ hôi nhiều, nôn nhiều, ỉa chảy, hoặc có xuất huyết phủ tạng tái diễn nhiều ngày; huyết áp giảm nặng ở những bệnh nhân có sốc, có khi không đo được. Ở một số trường hợp, huyết áp giảm khi nhiệt độ tụt xuống bình thường hoặc dưới bình thường.

  • Huyết áp ở bệnh nhân người lớn ít tụt hơn so với bệnh nhi. Trong 112 bệnh nhân người lớn ở Bệnh viện 5-8 chỉ có 4 trường hợp huyết áp nhẹ dưới 80mmg Hg (3,5%),. 87 trường hợp huyết áp chỉ giảm nhẹ từ 80 đến 100; số còn lại 21.trường hợp huyết áp bình thường (BV 5-8, 1976); tại Viện 108 trong 110 bệnh nhân, huyết áp dưới 80 ở 8 trường hợp (7%), huyết áp 90 ở 15 trường hợp (14%) (Bùĩ- Đại và cs, 1969); ngược lại trong số 1546 bệnh nhi ở Bệnh viện B, số trường hợp có huyết áp dưới 80 chiếm 33,5% (518 bệnh nhân), trong số này gần 1/3 hoàn toàn không đo được huyết áp (Bùi Xuân Bách và cs, 1970).
  • Tại QĐc, trong 286 bệnh nhân có 14 bn tụt huyết áp vào lúc nhiệt độ hạ xuống 35o2 – 36°5 (5%) và 11 bn tụt huyết áp trong thời gian đang sốt cao 39-40° (3,8%), loại này thường nặng hơn (Đỗ Trọng Hải và cs, 1975).

Tại Bệnh viện Bạch Mai, 79 trường hợp tụt huyết áp chủ yếu vào những ngày thứ 4-5-6 của bệnh, trong số này 8 tụt vào lúc còn sốt cao, 66 tụt cùng một lúc với nhiệt độ tụt, và 5 trường hợp huyết áp tụt sau khi bệnh nhân đã hết sốt.

Thời gian tụt huyết áp kéo dài thông thường 1-3 ngày, phổ biến là 1 ngày (Gs Đào Đình Đức, Bs Bình, Bs Chất và cs, 1970).

THỜI GIAN XUẤT HIỆN TỤT HUYẾT ÁP (NGÀY CỦA BỆNH)

(GS Đào Đình Đức và cs, 1969)

Ngày Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thử Cộng
bệnh 1 2 3 4 5 6 7 8
Số

bn

8 9 • 18 26 13 4 79

THỜI GIAN TỤT HUYẾT ÁP KÉO DÀI (Gs Đào Đình Đức và cs, 1969)

Số ngày 1 2 3 4 5 Cộng
Số bn 49 13 12 3 2 79
  • Trong 23 bệnh nhân tụt huyết áp ở Viện 108 chỉ có 5 trường hợp Xuất huyết phủ tạng, còn 10 Xuất huyết niêm mạc và xuất huyết dưới da và 8 trường hợp không có biểu hiện xuất huyết mà vẫn tụt HA (Bùi Đại và cs, 1969); trong 18 bệnh nhân tụt HA ở vụ dịch TSN (1974), không có trường hợp nào Xuất huyết phủ tạng, trái lại có 10 xuất huyết dưới da và Xuất huyết niêm mạc, và 8 hoàn toàn không có biểu hiện xuất huyết (Nguyễn Xuân Nguyên, 1974); trong 79 bệnh nhân tụt HA ở Bệnh viện Bạch Mai (1969) chỉ có 23 trường hợp xuất huyết tiêu hoá, còn lại là xuất huyết dưới da và Xuất huyết niêm mạc (56 bệnh nhân; Bs Nguyễn Hữu Bình, 1970). Tóm lại triệu chứng tụt HA trong Sốt xuất huyết không liên quan chủ yếu với Xuất huyết phủ tạng, nhưng lại hay kèm theo hụt thể tích lưu hành, cô máu với hematocrit và hồng cầu tăng cao. Những trường hợp HA tụt dưới 80, với mạch nhanh nhỏ, da xanh xạm, lạnh nhớp mồ hôi, đái ít, li bì hoặc vật vã là Sốt xuất huyết thể sốc (sốc dengue) sẽ đề cập tới ở phần V.

Bảng TÌNH HÌNH HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN Sốt xuất huyết

Huyết áp Huyết áp tối da
Bệnh nhân <80

mmHg

(a)

<40

mmHg

(b)

Bệnh nhi:
Bệnh viện B (1969) 33,5% 12-17%
Bệnh viện nhi đồng 1 (1972-1973) 50-70% 16-20%
Bệnh nhân người lớn:
K 43 (1975) 11% 0%
Viện 108 (1969) 7% 0%
Bệnh viện Bạch Mai (1969) 16,2% (d)
Bệnh viện Việt Nam-Cuba (1969) 19%
Viện 175 (c) (1975) 34% (d)

Ghi chú: số lượng bệnh nhân ở cột (a) bao gồm cả số ở cột (b); (c): ở Viện 175 chỉ tính số bệnh nhân năng cấp cứu ở khoa hồi sức; (d): có một số trường hợp HA < 40mmHg.

Tim và điện tim

  • Nói chung biến đổi ở tim không phải là đặc trưng của Sốt xuất huyết. Những trường hợp sốc dengue về cơ bản không phải là sốc từ tim, mà là sốc chủ yếu do tăng tính thấm mao quản và hụt thể tích lưu hành (giãn mạch, tăng tính thấm, thoát dịch ra ngoài lòng mạch, cô máu…) hoặc ở một số ít do xuất huyết phủ tạng, mất nước (nôn, vã mồ hôi, sốt cao…) v.v… cho nên trong Sốt xuất huyết, tiếng tim ít biến đổi, chủ yếu thấy nhịp xoang nhanh hoặc nhịp xoang chậm ở một số trường hợp.
  • Tuy nhiên ở những trường hợp Sốt xuất huyết nặng, nhất là sốc dengue một số tác giả đã ghi nhận có biến đổi điện tim ở các mức độ nhịp xoang chậm, ngoại tâm thất, đòi khi bloc nhĩ thất, và rối loạn tái cực, viêm cơ tim

Tại Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, Hoàng Phúc Tường và cs, năm 1969 đã ghi điện tim cho 72 bệnh nhi nặng, tác giả nhận thấy: điện tim bình thường ở 17 trường hợp (23%), có biến đổi bệnh lý ở 55 (77%).

Tại Bệnh viện nhi đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh), bác sĩ Duy và cs (1974) thấy có biến đổi điện tim d 59 trong 343 bệnh nhi (17%); cũng tại đây tác giả đã gặp tràn dịch màng tim. Lẻ tẻ, một số trường hợp viêm cơ tim, suy tim cấp cũng đã được thông báo ở cả bệnh nhi và người lớn: như ở Bệnh viện nhi đồng, tại Trại 11A gặp 2 trường hợp viêm cơ tim trong số 614 bệnh nhi, trong đó 1 chết nhanh (Bs Thanh, 1974); 1 trường hợp viêm cơ tim xuất huyết chết nhanh ở Bệnh viện 113 (1975); 1 suy tim cấp ở Bệnh viện hải quân (1975), 1 viêm cơ tim trong vụ dịch TSN (Nguyễn Xuân Nguyên, 1974). Tại Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, trong 57 bệnh nhân sốc Sốt xuất huyết, có biểu hiện viêm cơ tim ở 3 nhưng phục hồi hoàn toàn sau 2-3 tuần (Đào Đình Đức và cs, 1969). biến đổi điện tim ở Sốt xuất huyết cũng đã được Somchittlamsa Ard đề cập ở Thái Lan trong vụ dịch 1966: tác giả làm điện tim cho 5 bệnh nhân đã ghi nhận có nhịp chậm ở 2 và QRS rộng ở 2.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận