Khí amoniac ảnh hưởng sức khỏe như thế nào

Chia sẻ tin này:
Amoniac là loại độc chất, hít phải với hàm lượng thấp có cảm giác cay buốt, hàm lượng cao có thể làm mù mắt hoặc gây dị ứng nghiêm trọng khi ngửi mùi.

Chiều 13/6 nhà máy nước đá ở Cà Mau bị rò khí thải acmoniac khiến hơi độc tràn ra khu dân cư, nhiều người hít phải nên bị ngộ độc được đưa vào viện cấp cứu.

Theo Science Mag, amoniac (NH3) là hóa chất thường gặp trong đời sống. Đây là thành phần cấu tạo nên protein và những phân tử phức tạp khác. Cơ thể con người cũng sản xuất chất này và thải qua đường tiểu, đó là lý do nước tiểu có mùi khai đặc trưng.

Nhiều công nhân ở Đồng Nai bị ngộ độc do công ty bên cạnh làm rò rỉ khí amoniac vào cuối tháng 5 năm ngoái. Ảnh: nguoilaodong.

Trong môi trường tự nhiên, amoniac có ở đất, do các vi khuẩn tạo ra và quá trình phân hủy xác động, thực vật, chất thải từ động vật. NH3 còn xuất phát từ các nguồn khí và nước thải trong nông nghiệp, công nghiệp, được xem là chất gây độc hại môi trường. Khoảng 80% amoniac công nghiệp được dùng làm phân bón, ngoài ra còn làm lạnh, tinh khiết nước, sản xuất nhựa, chất nổ, vải, thuốc nhuộm, các dung dịch làm sạch…

Độc tính của chất này tùy thuộc vào nồng độ và dạng tiếp xúc. Ở hàm lượng thấp, NH3 gây cảm giác cay buốt, hàm lượng cao có thể khiến mù lòa, mùi có thể làm bạn dị ứng nghiêm trọng. Chất này được xem là nguyên nhân lâu dài của bệnh viêm cuống phổi.

Dung dịch amoniac loãng trong nước (nước rửa kính, chất xúc tác thí nghiệm) có khả năng bốc hơi làm kích thích niêm mạc mắt, mũi. Khi có mặt trong các sản phẩm chứa clo như thuốc tẩy, hơi amoniac có thể tạo ra cloramin độc hại gây ung thư. Dung dịch NH3 nồng độ cao có thể có thể kích thích và gây tổn thương da, niêm mạc, đặc biệt là mắt và hệ thống hô hấp. Liên minh châu Âu (EU) đã có quy định phân loại mức độ như sau:

Nồng độ

Khối lượng riêng

Phân loại độc hại

Mức độ

nguy cấp

Từ 5 đến 10%

(2,87 đến 5,62 mol/l)

Từ 48,9 đến 95,7 g/l

Kích thích (Xi)

R36/37/38

Từ 10 đến 25%

(5,62 đến 13,29 mol/l )

Từ 95,7 đến 226,3 g/l

Gây ăn mòn (C)

R34

Từ 25% trở lên

(Từ 13,29 mol/l)

Từ 226,3 g/l trở lên

Gây ăn mòn (C)

và ảnh hưởng đến môi trường (N)

R34, R50

NH3 khan (điển hình là amoniac lỏng) được xếp vào loại hóa chất độc có khả năng gây ô nhiễm môi trường mạnh. Trong không khí có lẫn hơi NH3, tùy theo nồng độ sẽ ảnh hưởng đến người và động vật ở các mức độ khác nhau. Người ta đã phân loại giới hạn nồng độ của NH3 tác động đến sức khỏe con người như sau:

Hiện tượng

Nồng độ (ppm)

Phát hiện thấy có mùi

5

Dễ dàng phát hiện mùi

20 đến 50

Gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc lâu

50 đến 100

Gây chảy nước mắt kể cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn

150 đến 200

Kích thích mắt, mũi, khó thở kể cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn

400 đến 700

Ho, co thắt cuống phổi

1.700

Nguy hiểm đến tính mạng kể cả tiếp xúc dưới 30 phút

2.000 đến 3.000

Phù, nghẹt thở, ngạt và nhanh chóng tử vong

5.000 đến 10.000

Chết lập tức

Trên 10.000

Tổ chức Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Mỹ (OSHA) quy định, giới hạn thời gian phơi nhiễm NH3 trong không khí xung quanh tối đa 15 phút khi ở nồng độ 35 ppm (thể tích), 8 giờ ở nồng độ 25 ppm. Khi hít phải NH3 nồng độ cao có thể bị tổn thương phổi, thậm chí tử vong. Tại Việt Nam, nồng độ NH3 cho phép trong không khí xung quanh là 0,2 mg/m3.

Theo ghi nhận tại Việt Nam, ngộ độc amoniac là tai nạn có thể gặp trong lao động, sinh hoạt hàng ngày. Nhưng nhiều người chưa hiểu biết đầy đủ nên vẫn chủ quan, thiếu cẩn thận khi phải làm việc, tiếp xúc với chất khí này. Từ đó dẫn đến những tai nạn đáng tiếc, xử trí không kịp thời để lại những di chứng nặng nề về sức khỏe hoặc tử vong. Nhiều trường hợp bị ngộ độc amoniac do tai nạn lao động đã ảnh hưởng đến sức khỏe về sau, tổn thương phổi nặng, tàn phế suốt đời ở tuổi còn rất trẻ và có người thiệt mạng.

Nguồn vnexpress.net

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận