Khó thở kịch phát về đêm: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Khó thở kịch phát về đêm: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Giảm sự hỗ trợ của hệ adrenergic cho tâm thất hoạt động xảy ra trong khi ngủ – dẫn đến tâm thất trái mất khả năng đối phó với việc tăng hồi lưu tĩnh mạch. Điều này dẫn đến sung huyết phổi, phù nề và tăng kháng lực đường dẫn khí.
Khó thở kịch phát về đêm được mô tả như là khó thở khởi phát đột ngột và suy hô hấp xảy ra trong khi ngủ (và vì vậy thường xuất hiện vào ban đêm). Nó cũng có thể biểu hiện là ho và thở khò khè. Được mô tả cổ điển như là một triệu chứng, hiện tượng này có thể được các bác sĩ trong bệnh viện theo dõi và cơ chế của nó thường được đem ra bàn luận.
Nguyên nhân
Suy tim sung huyết (CHF).
Hình. Cơ chế của khó thở kịch phát về đêm.
Cơ chế
Tương tự như khó thở khi nằm, cơ chế của nó chưa được chứng minh rõ. Người ta cho rằng khó thở kịch phát về đêm xảy ra do sự kết hợp của:
Tăng hồi lưu tĩnh mạch từ ngoại biên
Giảm sự hỗ trợ của hệ adrenergic cho tâm thất hoạt động xảy ra trong khi ngủ – dẫn đến tâm thất trái mất khả năng đối phó với việc tăng hồi lưu tĩnh mạch. Điều này dẫn đến sung huyết phổi, phù nề và tăng kháng lực đường dẫn khí.
Bình thường sự hạ thấp về đêm của trung tâm hô hấp
Tăng áp lực trong động mạch phế quản, dẫn đến chèn ép đường dẫn khí.
Những yếu tố này sau đó làm giảm sự giãn nở của phổi, tăng công hô hấp, thúc đẩy các thụ thể của phổi hoặc thành ngực, điều này đã kích thích thân não và khiến bệnh nhân tỉnh dậy khi đang ngủ. Ngoài ra, bất tương xứng V/Q sẽ gây thiếu oxy máu thoáng qua, kích thích não bộ thức tỉnh để điều chỉnh lại sự mất cân bằng này.
Ý nghĩa
Khó thở kịch phát về đêm là một triệu chứng/dấu chứng có giá trị trong việc đánh giá một bệnh nhân suy tim. Với độ nhạy 37%, độ đặc hiệu 89.8%, PPV là 15,3% và NPV là 96,7%, nó rất hữu ích trong loại trừ suy tim nếu không có sự xuất hiện của triệu chứng này.