Liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Chia sẻ tin này:

Liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mô tả

Đó là sự suy giảm khả năng nhìn ngoài và lác trong nhẹ (lệch trục giữa) của mắt bị ảnh hưởng. Loạn chức năng nhìn liên hợp nặng hơn khi bệnh nhân nhìn về bên bị tổn thương.

Nguyên nhân

Thường gặp

Chấn thương đầu kín.

Bệnh đơn dây thần kinh đái tháo đường/ nhồi máu vi mạch máu.

Ít gặp

‘Dấu hiệu giả khu trú’ trong tăng áp lực nội sọ.

Hội chứng xoang hang.

Phình động mạch cảnh trong xoang hang.

Viêm mạch tế bào khổng lồ.

U góc tiểu não – cầu não.

Cơ chế

Loạn chức năng thần kinh vận nhãn ngoài làm yếu cơ thẳng ngoài cùng bên. Liệt thần kinh vận nhãn ngoài do tổn thương ngoại biên của thần kinh vận nhãn ngoài (VI). Tổn thương nhân vận nhãn ngoài làm liệt chức năng nhìn ngang (liệt nhìn ngoài cùng bên và nhìn trong đối bên tổn thương) do suy giảm điều phối của vận động liên hợp mắt với nhân vận động vận nhãn thông qua bó dọc giữa (MLF).

Liệt thần kinh vận nhãn ngoài phải

Hình. Liệt thần kinh vận nhãn ngoài phải

A, Lác mắt nhẹ (mắt phải lệch về hướng mũi); B, Giảm khả năng nhìn ngoài bên phải; C, nhìn trái bình thường.

Giải phẫu của nhân vận nhãn ngoài và bó thần kinh mặt

Hình. Giải phẫu của nhân vận nhãn ngoài và bó thần kinh mặt

Bảng. Cơ chế của những biểu hiện lâm sàng trong liệt thần kinh vận nhãn ngoài.

Biểu hiện lâm sàng

Cơ chế

Giảm khả năng nhìn ngoài

→ Yếu cơ thẳng bên.

Lác mắt

→ Cơ thẳng giữa không đối kháng.

 

Nguyên nhân của liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài bao gồm:

Những rối loạn của khoang dưới nhện.

Bệnh đơn dây thần kinh đái tháo đường và nhồi máu vi mạch máu.

Tăng áp lực nội sọ, ‘Dấu hiệu giả khu trú’.

Hội chứng xoang hang.

Hội chứng đỉnh hốc mắt.

Những rối loạn của khoang dưới nhện

Khối tổn thương (vd. phình mạch, khối u, ápxe) có thể chèn ép dây vận nhãn ngoài khi nó đi ngang qua khoang dưới nhện. Dây vận nhãn ngoài xuất phát từ thân não cạnh động mạch nền, động mạch đốt sống, và dốc nền. Phình mạch dãn của những mạch máu này kèm hoặc không kèm nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm của dốc nền có thể chèn ép dây VI. Thông thường, sẽ có bất thường nhiều dây thần kinh (vd. dây VI, VII, VIII) cùng tồn tại vì những cấu trúc này nằm cạnh gần với một cấu trúc khác trên đường thoát ở thân não.

Nhìn bên của dây VI và những cấu trúc ngoài hốc mắt

Hình.. Nhìn bên của dây VI và những cấu trúc ngoài hốc mắt. Bệnh đơn dây thần kinh đái tháo đường và nhồi máu vi mạch máu.

Bệnh đơn dây thần kinh đái tháo đường và nhồi máu vi mạch máu

Bệnh mạch máu đái tháo đường của mạch thần kinh (nghĩa là bệnh của mạch máu cung cấp cho thần kinh) có thể gây ra nhồi máu vi mạch máu của dây thần kinh vận nhãn ngoài.

Tăng áp lực nội sọ, ‘dấu hiệu giả khu trú’

Bởi vì sự cố định tương đối của dây VI tại rãnh hành cầu và tại điểm đi vào ống Dorello, nên nó có thể bị tổn thương đối với chấn thương làm căng hoặc chèn ép thứ phát làm tăng áp lực nội sọ. Trong trường hợp này, liệt dây VI thường được biết là ‘dấu hiệu giả khu trú’ do sự lạc hướng khu trú tự nhiên của biểu hiện.

Nguyên nhân của tăng áp lực nội sọ bao gồm khối tổn thương (ví dụ. khối u, ápxe), xuất huyết não, tăng áp lực nội sọ tự phát (IIH), thuyên tắc xoang tĩnh mạch trung tâm và não úng thủy.

Phình động mạch cảnh trong xoang hang và Hội chứng xoang hang

Phần hang của thần kinh vận nhãn ngoài nằm cạnh động mạch cảnh trong xoang hang, và có xu hướng bị chèn ép do giãn phình mạch của mạch máu.

Hội chứng đỉnh hốc mắt

Ý nghĩa

Liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài được gây ra bởi nhiều tổn thương dây thần kinh ngoại biên và thường gặp nhất là ‘dấu hiệu giả khu trú’ trong tăng áp lực nội sọ.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận