Nguyên nhân mờ mắt
Mờ mắt là một triệu chứng quan trọng trong nhãn khoa. Trước một trường hợp mờ mắt cần khám có hệ thống để tìm ra nguyên nhân.
1. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ CHẨN ĐOÁN TRƯỚC MỘT TRƯỜNG HỢP MỜ MẮT
– Cần hỏi bệnh nhân xem mờ mắt xảy ra khi nào, mờ từ từ hay đột ngột? .Hỏi tiền sử bệnh nhân và gia đình (các bệnh tại mắt và các bệnh toàn thân có liên quan).
– Khám bệnh:
+ Đo thị lực nhìn xa và nhìn gần
+ Nếu thị lực thấp hơn 7/10 thử cho bệnh nhân nhìn qua kính lỗ, nếu thị lực tăng lên thì cho bệnh nhân đo khúc xạ, thử kính, nếu thị lực không tăng phải tiếp tục tìm nguyên nhân các bệnh ở mắt
+ Khám phần trước và sau nhãn cầu (bằng sinh hiển vi và máy soi đáy mắt).
+ Đo thị trường, ám điểm, điểm mù nếu cần.
+ Làm các khám nghiệm cận lâm sàng: siêu âm, điện võng mạc , chụp mạch huỳnh quang, chụp Xquang các xoang, sọ não, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ…
2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MỜ MẮT TỪ TỪ
2.1. Mờ mắt do tật khúc xạ
2.1.1. Cận thị
– Nguyên nhân do: khúc xạ giác mạc, do thể thuỷ tinh, do trục trước sau nhãn cầu dài hơn bình thường nên ảnh của vật hiện ở trước võng mạc.
-Triệu chứng: nhìn xa kém, hay nheo mắt , nhức mỏi mắt.
Khám mắt có thể thấy mắt lồi trong trường hợp cận thị nặng, khi soi đáy mắt phải điều chỉnh thêm kính phân kỳ để thấy rõ hình ảnh đáy mắt, trường hợp cận thị nặng có thể thấy dấu hiệu thoái hoá hắc võng mạc do cận thị…
Siêu âm mắt giúp đánh giá trục nhãn cầu, tình trạng thoái hoá dịch kính võng mạc…
– Điều trị: Người cận thị phải đeo kính cầu phân kỳ, chọn số kính thấp nhất cho thị lực cao nhất . Có thể điều trị phẫu thuật hoặc laser để điều chỉnh.
– Cận thị nặng có thể có các biến chứng: đục dịch kính, bong võng mạc ,thoái hoá võng mạc…
Hình ảnh mắt cận thị
2.1.2. Viễn thị
– Nguyên nhân: do khúc xạ giác mạc, thể thuỷ tinh, do trục trước sau nhãn cầu ngắn hơn bình thường nên hình ảnh hiện ra sau võng mạc (Hình 2).
– Triệu chứng: nếu viễn thị nhẹ nhìn xa có thể bình thường, nếu viễn thị nặng thì cả nhìn xa và gần thị lực đều giảm, người viễn thị hay điều tiết kéo dài nên hay nhức mỏi mắt, có thể gây lác điều tiết.
Hình ảnh mắt viễn thị
– Điều trị: Cần đeo kính hội tụ, chọn số kính tối đa cho thị lực cao nhất. Có thể dùng laser excimer điều trị viễn thị
2.1.3. Loạn thị
– Nguyên nhân: Do bán kính độ cong giác mạc không đều nhau trên các kinh tuyến nên khúc xạ theo các kinh tuyến cũng khác nhau.
– Triệu chứng: giảm thị lực, nhìn hình thường méo mó biến dạng.
– Điều trị: điều chỉnh bằng kính trụ. Có thể phẫu thuật rạch giác mạc, laser excimer
2.2. Mờ mắt do rối loạn điều tiết: lão thị
– Nguyên nhân: do thay đổi khúc xạ ở người trên 40 tuổi do giảm khả năng điều tiết của thể thuỷ tinh. Độ lão thị tăng dần theo tuổi, người cận thị lão thị xuất hiện chậm hơn, ngược lại người viễn thị lão thị xuất hiện sớm hơn.
– Triệu chứng: Người lão thị nhìn gần không rõ, khi đọc sách báo thường phải đưa ra xa để nhìn cho rõ.
– Điều trị bằng kính cầu hội tụ để nhìn gần (kính lão).
2.3. Mờ mắt do các bệnh ở mắt
2.3.1.Bệnh ở phần trước nhãn cầu
– Giác mạc: sẹo đục giác mạc do viêm loét, chấn thương, biến chứng mắt hột,suy dinh dưỡng.. .
Điều trị bằng phẫu thuật ghép giác mạc.
– Bệnh glôcôm góc mở: thu hẹp thị trường, lừm teo gai thị và giảm thị lực muộn. Mắt thường không đỏ, không đau nhức.
Điều trị bằng tra thuốc hạ nhón ỏp, laser, phẫu thuật lỗ dũ.
– Viêm mống mắt thể mi thể mãn tính: cương tụ rìa, tủa giác mạc, dấu hiệu Tyndall tiền phòng, co đồng tử, dính và xuất tiết mống mắt.
Điều trị bằng thuốc chống viờm corticoid, atropin làm gión đồng tử chống dính, liệt điều tiết giảm tiết thể mi.
– Đục thể thuỷ tinh
+ Đục thể thuỷ tinh người già : hai mắt mờ từ từ , không đỏ, không đau nhức
+ Đục thể thuỷ tinh bẩm sinh : thường bị hai mắt, nên mổ sớm để tránh nhược thị,
+ Đục thể thuỷ tinh bệnh lý: do đái tháo đường, bệnh Tetani, viêm màng bồ đào.. .
+ Đục thể thuỷ tinh thứ phát sau mổ thể thuỷ tinh ở trẻ em hoặc người trẻ
Điều trị bằng thay thể thuỷ tinh nhân tạo.
Hình ảnh đục thủy tinh thể ở người già
– Vẩn đục dịch kính do viêm hắc võng mạc , xuất huyết dịch kính , thoái hoá dịch kính ở người có tuổi….Bệnh nhân có cảm giác sương mù hoặc ruồi bay trước mắt, soi đáy mắt thấy có thể chơi vơi trong buồng dịch kính.
– Mờ mắt do các bệnh của võng mạc và thị thần kinh :
+ các bệnh toàn thân như cao huyết áp, đái tháo đường , viêm thận … có thể gây ra những thay đổi quan trọng ở đáy mắt ( xem thêm bài mắt và các bệnh toàn thân )
+ bệnh sắc tố võng mạc gây ra quáng gà, thị trường co hẹp, có những đám sắc tố đen hình tế bào xương ở vùng chu biên của võng mạc và quanh các mạch máu, gai thị bạc màu, hệ thống động mạch của võng mạc co nhỏ.
+ các tổn hại của vùng hoàng điểm ( viêm phù, thoái hoá hoàng điểm ở người trẻ và người già, chấn thương) gây ra ám điểm trung tâm. Soi đáy mắt thấy vùng hoàng điểm bị cương tụ, mờ ánh trung tâm, có xuất huyết, xuất tiết.. .
+ viêm thị thần kinh với biểu hiện gai thị phù, cương tụ, bờ gai mờ, tĩnh mạch võng mạc giãn, cương tụ, có thể có xuất huyết cạnh gai. Viêm thị thần kinh có thể dẫn đến teo gai thị, gai thị bạc trắng.
– Mờ mắt do vỏ não xảy ra do một khối u , chấn thương vùng chẩm, bệnh nhân bị mù hoặc bán manh, xong phản xạ đồng tử với ánh sáng vẫn tốt.
– Mờ mắt do thiếu vitamin A gây ra quáng gà, thị trường thu hẹp.
2.3.3. Lác
Lác cơ năng: do trục thị giác bị lệch nên hình ảnh của vật không rơi đúng vào hai hoàng điểm của hai mắt, dần dần mắt lác sẽ bị loại ra khỏi sự nhìn, thị lực giảm dần dẫn đến nhược thị.
Khám thấy hai mắt không thẳng trục, mắt có thể lác vào trong, ra ngoài hoặc lác đứng.
Điều trị: bằng kính đeo chỉnh quang, tập luyện tránh nhược thị, phục hồi thị giác hai mắt, hoặc phẫu thuật lác. Cần điều trị sớm trước 6 tuổi để tránh nhược thị ( mờ một mắt do không dùng đến mắt đó)
3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MỜ MẮT NHANH
3.1. Mờ mắt do các tổn hại thấy được ở đáy mắt
3.1.1. Tắc động mạch trung tâm võng mạc
– Là bệnh cấp cứu, nguyên nhân do bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch…
– Triệu chứng: Thị lực giảm đột ngột, mắt không đỏ, không đau nhức.
Soi đáy mắt: vùng võng mạc thuộc động mạch tắc bị phù trắng, hoàng điểm có màu đỏ thẫm ( dấu hiệu hoàng điểm anh đào )
– Cần điều trị cấp cứu bằng các thuốc giãn mạch (divascol,nitroglyxerin uống…) sau đó tìm nguyên nhân để điều trị. Cần điều trị sớm ngay từ những giờ đầu, tuy vậy tiên lượng bệnh rất nặng.
3.1.2. Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc:
– Nguyên nhân thường do bệnh cao huyết áp, nhiễm trùng, tim mạch.. .
– Triệu chứng: Thị lực giảm trong vài ngày
Soi đáy mắt : tĩnh mạch trung tâm giãn to, phình từng đoạn, vùng đĩa thị có những đám xuất huyết, xuất tiết ( hình ảnh miệng núi lửa phun)
– Biến chứng: có thể gặp biến chứng tăng sinh tân mạch, xuất huyết dịch kính, bệnh glôcôm tân mạch…
– Điều trị nguyên nhân, tiêu máu, tăng tưói máu võng mac, điều trị quang đông laser vừng mạc, ỏp lạnh đông, điều trị biến chứng.. .
3.1.3. Viêm thị thần kinh cấp
– Nguyên nhân: Thường do nhiễm trùng, viêm xoang,
– Triệu chứng: Thị lực giảm nhanh, thường có ám điểm trung tâm. Soi đáy mắt: Phù đĩa thị và võng mạc quanh đĩa thị.
– Điều trị nguyên nhân, chống viêm, giảm phù
Hình ảnh viêm thị thần kinh cấp tình
– Nguyên nhân: cận thị nặng, chấn thương…
– Triệu chứng: Lúc đầu có thể thấy chớp sáng trước mắt, nhìn mọi vật biến dạng, thị lực giảm, thị trường thay đổi
Soi đáy mắt: ánh đồng tử có màu xám nhạt tương ứng vùng bong, võng mạc bong lồi ra phía trước có khi thành múi, các mạch máu uốn theo các múi.
– Điều trị bằng phẫu thuật, mục đích hàn gắn vết rách, tháo dịch dưới vừng mạc, ấn độn củng mạc hoặc cắt dịch kính ấn độn võng mạc từ phía trong bằng khí hoặc dầu silicon.
3.1.5. Bệnh Eales
Viêm thành tĩnh mạch xuất huyết ở người trẻ, bệnh thường gây xuất huyết dịch kính và bệnh võng mạc phồn thịnh.
3.2. Mờ mắt nhanh do các tổn thương không thấy được ở đáy mắt
3.2.1. Bệnh thị thần kinh sau nhãn cầu cấp
– Do viêm , nhiễm độc ( cồn metylic, ethambutol… ), nguyên nhân tổn thương ở xa cực sau nhãn cầu nên không thấy biểu hiện bất thường ở đĩa thị
– Thị lực giảm nhanh, hay có ám điểm trung tâm.
– Chẩn đoán bằng chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ, đo sắc giác.
3.2.2. Mù tâm căn histerie
– Thường gặp ở phụ nữ trẻ
– Thường mờ cả hai bên, phản xạ đồng tử vẫn còn.
– Chẩn đoán sau khi loại trừ các nguyên nhân khác
3.2.3. Mù do vỏ não
Xảy ra sau một chấn thương ở vùng chẩm, bệnh nhân bị mù nhưng ở nhãn cầu không thấy có tổn hại gì. Thị lực có thể hồi phục một phần hoặc bệnh để lại di chứng vĩnh viễn.
Tài liệu tham khảo.
– Bài giảng Nhãn khoa – Đại học Y Hà Nội