Nhật đối mặt tình trạng người già đi lạc

Chia sẻ tin này:

Số liệu từ Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho thấy chỉ tính riêng trong năm 2015 có tới 12.208 trường hợp người già đi lạc vì đãng trí, tăng 13% so với năm 2014.

Tuy vậy, theo báo Independent của Anh, tới 98% số trường hợp đi lạc được tìm thấy và đưa về nhà chỉ vài ngày sau. Tuy nhiên, vẫn có 479 người khi được tìm thấy đã chết và 150 người vẫn chưa xác định được đến từ đâu.

Năm 2012, chính quyền Tokyo bắt đầu thu thập số liệu về người già bị đãng trí, với kết quả ước tính lúc đó khoảng 4,6 triệu người trên cả nước.

Theo tính toán của Bộ Y tế – lao động và phúc lợi xã hội Nhật, đến năm 2025 Nhật sẽ có hơn 7 triệu người mắc bệnh đãng trí – tức cứ năm người Nhật trên 65 tuổi sẽ có một người bị đãng trí.

Nhật lại đang đối mặt với tình trạng lão hóa dân số khi số người trên 64 tuổi chiếm tới 1/4 trong tổng số 128 triệu người. Điều này đã kéo theo nhiều hệ lụy không chỉ về hệ thống chăm sóc sức khỏe mà còn về nguồn nhân lực tương lai.

Trong một khảo sát gần đây, có tới 40% gia đình khi được hỏi đã than không thể tiếp tục chăm sóc người thân tại nhà; 70% thì thừa nhận chăm sóc người cao tuổi đã trở thành gánh nặng chứ không còn là bổn phận của họ nữa.

Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 100.000 người Nhật xin nghỉ việc để chăm sóc người thân lớn tuổi, bao gồm cả những người mắc bệnh đãng trí. Chính quyền Tokyo đã quyết định chi tới 22,5 tỉ yen trong năm nay để đào tạo chuyên viên, nâng cấp cơ sở vật chất các trung tâm điều trị cho người già và viện dưỡng lão.

Một số thành phố cũng nỗ lực giảm thiểu số vụ đi lạc vì đãng trí. Thành phố Kushiro, tỉnh Hokkaido, nhờ cảnh sát, các công ty taxi phát hiện và theo dấu những người bị đãng trí đi lạc. Còn tại thành phố Takasaki, tỉnh Gunma, cảnh sát sử dụng hệ thống định vị GPS để theo dõi các trường hợp đãng trí.

DUY LINH

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận