Phác đồ vật lý trị liệu điều trị liệt VII ngoại biên

Chia sẻ tin này:

Liệt mặt ngoại biên, hay liệt dây thần kinh số VII là bệnh khá phổ biến mà rất nhiều người hay gặp phải. Có rất nhiều liệu pháp dành cho Liệt mặt ngoại biên, trong đó hỗ trợ điều trị Liệt mặt ngoại biên bằng các phương pháp vật lý trị liệu như sóng ngắn, hồng ngoại, điện xung dòng Dyamilamic,… được coi là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay.
Liệt mặt có hai loại: liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên, tùy theo vị trị tốn thương thần kinh. Liệt mặt có thể đơn thuần hoặc có thể kết hợp liệt ½ người cùng bên hoặc đối bên. Liệt mặt ngoại biên là hội chứng tốn thương dây thần kinh số VII gây nên giảm hoặc mất vận động các cơ ở mặt.
Phương pháp vật lý trị liệu chữa liệt mặt ngoại biên

Phương pháp vật lý trị liệu cho liệt mặt ngoại biên

Người bệnh có thể tự phát hiện Liệt mặt ngoại biên qua hoạt động vệ sinh buổi sáng: người bệnh khó chải răng, khó súc miệng, khó ăn sáng, nhất là khi soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt, nhân trung lệch về một bên, môi miệng xếch về một bên.
– Người bệnh không nhắm kín được mắt ở bên liệt, không huýt sáo, không thổi được (thổi lửa),… không chúm môi được. Có thể có rối loạn vị giác (cảm giác nếm) ở 2/3 trước của lưỡi và rối loạn thính giác (nghe kém). Thường do tổn thương nứt xương đá gặp sau chấn thương sọ não (ngã đập đầu xuống đất gây rạn nứt xương đá).
– Có thể có một số chứng khác như: ù tai, nghe kém và mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt). Người bệnh có thể có biểu hiện nhắm mắt không kín ở hai bên, nét mặt mất sự linh hoạt,… miệng há với môi vểu ra và nước bọt chảy ra.
Nguyên nhân gây ra liệt dây thần kinh VII ngoại biên có thể là do một số tác nhân sau:
– Do lạnh: đoạn dây thần kinh VII nằm trong ống xương đá, vốn đã bị lạnh ( không có cơ che phủ ), nên gặp gió, lạnh bên ngoài nữa càng nhanh bị lạnh thêm. Mạnh máu bị co thắt, gây thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm, dây thần kinh sẽ bị phù, bị chèn ép và liệt.
– Do  virus cảm cúm: giải phẫu bệnh của viêm thần kinh VII do vius cảm cúm vẫn chưa được xác nhận, có thể sự nhiễm độc tố của virus cảm cúm ảnh hưởng đến dẫn truyền của thần kinh VII.
– Zona hạch gối ( Ramsay – Hunt): liệt mặt ngoại vi, mất vị giác 2/3 trước lưỡi, ù tai, nghe kém. Có tổn thương Zona dạng mụn nước vùng tai.
– Do chấn thương, phẫu thuật vùng tai, xương đá, vùng hàm mặt: liệt dây VIII, khô mắt, nghe vang đau và giảm vị giác 2/3 trước lưỡi,  giảm tiết nước bọt.
– Do viêm tai, khối u trong xương đá; u tuyến mang tai: liệt dây VIII, khô mắt, nghe vang đau và giảm vị giác 2/3 trước lưỡi, có hoặc không có giảm tiết nước bọt.
– Do các bệnh ở nền sọ, vòm  họng: U vòm họng, U dây thần kinh VIII. Tụ máu nền sọ; H/c  Guillain – Garcin ( liệt các dây thần kinh sọ não một bên ).
– Do bệnh lý mạch máu: Viêm quanh động mạch. Đái tháo đường; Liệt dây VII thai kỳ.
……
Tuy liệt mặt ngoại biên không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh, việc hỗ trợ điều trị cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, khi phát hiện ra bị liệt ngoại biên thì bệnh nhân nên hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt. Trung bình khoảng từ 2 – 6 tháng hỗ trợ điều trị châm cứu, vật lý trị liệu, bệnh nhân sẽ phục hồi. Tuy nhiên với những người có cơ địa yếu thì việc phục hồi có thể lâu hơn. Phương pháp vật lý trị liệu được coi là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất hiện nay đối với người bệnh bị liệt mặt ngoại biên.
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu liệt mặt ngoại biên thường có rất nhiều kỹ thuật như:
– Các kỹ thuật vật lý trị liệu giúp làm tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng giảm co cứng cơ mặt bằng hồng ngoại, điện phân.
– Tăng trương lực cơ, phục hồi cơ mặt bị teo bằng xoa bóp – điện xung dòng Dyamilamic, dòng kích thích Faradic.
– Phục hồi chức năng cơ mặt bằng các bài tập vận động: Nhắm mở mắt, tập dưỡn mày tập huýt sáo thổi lửa, súc miệng hơi, cười nhếch miệng, mỉm môi, tập đảo con mắt, tập phát âm các chũ cái  B, P, U, I, A.
– hỗ trợ điều trị kết hợp với bảo vệ mắt, nhỏ thuốc và mang kính râm. Uống bổ sung các loại vitamin, nhất là B12, B6 và kẽm cũng rất có ích trong việc phục hồi và phòng bệnh.
Để phòng bệnh Liệt mặt ngoại biên các chuyên gia đưa ra lời khuyên như nên giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, không nên tiếp xúc đột ngột với nước lạnh hay lạm dụng quạt máy, máy lạnh. Ban đêm, nếu đi ngoài đường quá lạnh hoặc mắc mưa thì khi về nhà, cần lau khô người và uống một ít nước ấm như nước gừng, lấy tay xoa đều vùng mặt để làm ấm mặt,… Tập thể dục thường xuyên điều độ; ăn uống đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh hoặc uống bổ sung vitamin C tổng hợp. Không lạm dụng thuốc corticosteroid trong hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp.
Người bệnh khi thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bị liệt mặt ngoại biên thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
tran phuoc thai
tran phuoc thai
8 năm trước

co cach nap cho em tai ve dc khong a