Phác đồ vật lý trị liệu điều trị viêm đa khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh viêm không đặc hiêu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp.
Đa số trường hợp viêm khớp khởi phát từ từ và tăng dần, nhưng có khoảng 15% bắt đầu đột ngột với những triệu chứng cấp tính. Trước khi dấu hiệu ở khớp xuất hiện, bệnh nhân có thể thấy các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, tê các đầu chi, đau nhức và khó cử động khớp khi ngủ dậy. Khoảng 2/3 trường hợp bắt đầu bằng viêm một khớp, thường là khớp nhỏ ở bàn tay, sau lan xuống khớp gối, bàn chân, cổ chân, ngón chân,… đối xứng hai bên khớp, sưng đau, hạn chế vận động, ít nóng đỏ,… Các khớp viêm tiến triển nặng dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp
Ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc bệnh này, tuy nhiên bệnh thường gặp nhất là những người ở độ tuổi trung niên trở lên. Đông y cho rằng tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn sự vận hành của khí huyết, và do chức năng tạng phủ suy yếu ảnh hưởng đến việc tạo ra khí huyết làm cho khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng cân (gân) mạch đầy đủ gây ra đau nhức khớp xương nên việc hỗ trợ điều trị nhằm vào mục tiêu giải tỏa sự tác nghẽn, đuổi nguyên nhân gây bệnh ra ngoài và bổ dưỡng khí huyết – mạnh gân xương.
Hiện nay, có rất nhiều Phương pháp vật lý trị liệu đối với các bệnh nhân bị Viêm khớp dạng thấp. Việc trị liệu thường được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ và được thực hiện tại cơ sở hỗ trợ điều trị.
Nhiệt trị liệu: là phương pháp dùng nhiệt nóng có tác dụng tăng tuần hoàn, dinh dưỡng tại chỗ, giảm đau chống viêm. Tăng tuần hoàn giúp phân tán các chất trung gian viêm, tăng nuôi dưỡng và phục hồi nhanh tổn thương. Bệnh nhân cần chú ý chống chỉ định nhiệt nóng trong trường hợp viêm cấp có sưng nóng, phù nề hoặc tràn dịch khớp.
Nhiệt trị liệu hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Tắm và ngâm nóng: bệnh nhân có thể ngâm mình trong nước nóng( phù hợp với nhiệt độ cơ thể) toàn thân, nước muối, nước lưu huỳnh (H2S), nước khoáng thiên nhiên giúp lưu thông khí huyết, giúp giảm đau khớp.
Đắp nóng tại khớp: bệnh nhân có thể sử dụng paraffin, túi nhiệt, bùn nóng, cát nóng. Chườm lá ngải cứu nóng, bọc vải để đắp vào vùng khớp bị viêm.
Chườm nóng tại khớp cho viêm khớp dạng thấp
Sử dụng sóng ngắn: sử dụng liều ấm với những khớp trung bình và lớn hoặc các khớp sâu như cổ tay, khuỷu, vai, cổ, chân, gối, háng,… Lưu ý: phải thật sự cân nhắc điều trị, khi sử dụng sóng ngắn, vi sóng đối với bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp, tại khớp sẽ sinh ra chất làm phá hủy khớp nhanh hơn, mặc dù có thể điều trị bệnh nhân sẽ giảm đau rõ, nhưng sẽ đưa bệnh nhân trở nên tàn phế sớm hơn.
Siêu âm: hỗ trợ điều trị tại chỗ đau có tác dụng giảm đau,chống viêm, chống thoái hóa do tác dụng cơ học, nhiệt và hóa học, có thể dùng siêu âm để dẫn thuốc.
Sử dụng tia hồng ngoại: dùng 3-5 liều sinh lý, mỗi ngày chiếu 300-400 cm2. Chiếu kín toàn bộ khớp đau và vùng lân cận, nghỉ 2-3 ngày cho phản ứng đỏ da giảm bớt rồi lại tiếp tục chiếu. Một đợt 5-6 lần chiếu, một liệu trình 3-4 đợt hỗ trợ điều trị.
Ngoài những phương pháp trên các thầy thuốc sẽ hướng dẫn một số bài tập vận động nhẹ nhàng tại nhà giúp cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Người bệnh cũng nên lưu ý tránh vận động mạnh và xây dựng một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, vì vậy người bệnh khi hỗ trợ điều trị phải hết sức kiên trì thì mới có đem lại hiệu quả cao.