Phong bế thần kinh bằng Phenol để điều trị co cứng cơ

Chia sẻ tin này:

PHONG BẾ THẦN KINH BẰNG PHENOL ĐỂ ĐIỀU TRỊ CO CỨNG CƠ

I.ĐẠI CƯƠNG
– Định nghĩa phong bế thần kinh bằng Phenol là kỹ thuật tiêm Phenol 5% vào dây TK chi phối vận động của cơ hoặc nhóm cơ để giảm co cứng cơ, hỗ trợ việc tập luyện chức năng vận động chi dưới trong chuyên ngành Phục hồi chức năng.
-Tiêm Phenol 5% để phong bế dây thần kinh chi phối cơ hoặc nhóm cơ bị co cứng do di chứng của một số bệnh tổn thương thần kinh trung ương như: chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống, viêm tủy… làm các cơ này giảm, hết co cứng.
– Trong lâm sàng, thường phong bế thần kinh bịt để điều trị co cứng nhóm cơ khép háng và phong bế thần kinh chày để điều trị cơ cứng nhóm cơ gấp gan chân (cơ sinh đôi và cơ dép)
II.CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bị co cứng nhóm cơ khép háng, cơ dép và cơ sinh đôi độ 1+ đến độ 3 theo thang điểm Ashworth cải biên do các nguyên nhân tổn thương thần kinh trung ương: chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống, viêm tủy, u tủy, xơ cứng rải rác…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Co cứng mức độ nhẹ (Ashworth độ1) hoặc rất nặng (Ashworh độ 4)
– Người bệnh bị co rút cố định
– Người bệnh rối loạn ý thức.
– Người bệnh rối loạn đông máu.
– Bệnh cơ hoặc rối loạn teo cơ tại chỗ.
– Bệnh lý toàn thân nặng (nhiễm khuẩn nặng, suy thận…).
IV.CHUẨN BỊ

  1. Người thực hiện: 01 bác sĩ đã được huấn luyện kỹ thuật và 02 điều dưỡng
  2. Phương tiện

– Máy kích thích điện hoặc máy điện cơ để xác định vị trí dây thần kinh.
– Kim kích thích điện- thần kinh hai nòng, 21G – L.50mm (1 cái).
– Bơm tiêm 5 ml hoặc 10 ml (04 cái).
– Phenol 5%
– Lidocain 2% 4-6ml
– Bông, cồn sát trùng 70 độ, Betadine.

  1. Người bệnh

Giải thích, hướng dẫn người bệnh và hoàn thành thủ tục trước khi thực hiện thủ thuật.

  1. Hồ sơ bệnh án

– Hoàn thành đầy đủ, có chẩn đoán, theo rõi bệnh hằng ngày.
– Đánh giá mức độ co cứng theo thang điểm Ashworth cải biên, đánh giá chức năng vận động chi dưới, thang điểm chức năng…..
– Tiền sử dị ứng thuốc
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNHdownload
– Kiểm tra và khám xét người bệnh lần cuối trước khi tiến hành thủ thuật
– Thử tét Lidocain trước khi tiến hành thủ thuật 15 phút
– Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở
– Thực hiện kỹ thuật: 30-40 phút
+ Y tá chuẩn bị thuốc
+ Bác sĩ chuẩn bị máy kích thích điện hoặc máy điện cơ
+ Sát khuẩn tại chỗ tiêm bằng cồn 70 độ.
+ Dùng máy điện cơ hoặc máy kích thích điện xác định vị trí thần kinh bịt (vùng mặt trong đùi), thần kinh chày nhánh chung và nhánh cơ dép (vùng trám khoeo).
Nếu sử dụng máy kích thích điện, thường dùng dòng Burst TENS có cường độ kích thích là 1-1,5 mA, mỗi giây có 1-2 xung.
+ Sau khi xác định chính xác dây thần kinh, tiến hành tiêm.
– Liều lượng tiêm:
+ Thần kinh bịt 5ml-6ml (tiêm một điểm).
+ Thần kinh chày 5-6ml, mỗi điểm tiêm từ 2,5-3ml.
+ Tổng liều mỗi lần tiêm không quá 12ml Phenol.
– Sau khi tiêm Phenol, thay xilanh và tiêm ti ếp 1-2ml Lidocain 2%.
– Thu dọn và kiểm tra kết quả tiêm
VI.THEO DÕI
Theo dõi người bệnh sau tiêm đến 48 giờ sau.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Người bệnh sau tiêm có thể gặp một số tai biến sau cần theo dõi xử trí:
– Loạn cảm thường xuất hiện từ một vài ngày tới hai tuần sau tiêm. Thường là cảm giác bỏng rát, tăng lên khi chạm nhẹ.
– Các biến chứng mạch máu:
+ Thường là phù nề ngoại vi, hay gặp ở chi dưới.
+ Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể có.
+ Tai biến tiêm vào mạch máu
– Tác dụng đối với da: mảng mục da sau khi tiêm.
– Nhiễm trùng vết tiêm.
– Tác dụng phụ toàn thân (hiếm gặp): thường do quá liều phenol gây ra run, co giật, ức chế hệ thần kinh trung ương.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận