Phục hồi chức năng gãy cổ xương đùi
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI
Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT
I. ĐẠI CƯƠNG
– Gãy cổ xương đùi là những loại gãy mà đường gãy ở giữa chỏm và đường liên mấu chuyển.
– Gãy cổ xương đùi hay gặp ở người già do ngã đập mông va chạm vùng mấu chuyển lớn hoặc vùng xương chậu. Tiên lượng xấu vì gây nhiều biến chứng.
– Một số biến chứng, thương tật thứ cấp hay gặp sau gãy cổ xương đùi: choáng chấn thương, loét do đè ép ở vùng cùng cụt, gót chân(do nằm lâu một vị trí), viêm phổi, viêm phế quản ứ đọng, huyết khối chi dưới. Ngoài ra giai đoạn muộn có thể gặp tiêu chỏm xương đùi, cứng khớp háng, co rút teo cơ, bàn chân xoay ngoài.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Các công việc chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh
– Tình huống xảy ra chấn thương?
– Thời gian bị chấn thương đến thời điểm hiện tại?
– Các biện pháp đã can thiệp, xử trí?
– Hỏi bệnh nhân hiện tại có đau chói tại nơi gãy không?
– Có đau, hạn chế vận động khớp háng, khớp gối khi vận động không?
1.2. Khám lâm sàng
– Cơ năng: Đau vùng khớp háng khi hoạt động gắng sức. Giảm cơ năng hoàn toàn, bệnh nhân không nhấc chân lên được khỏi mặt giường.
– Thực thể: Nhìn: chân bên gãy ngắn hơn chân lành, chân xoay ngoài bàn chân hơi dạng. Có thể có bầm tím vùng mấu chuyển. Sờ nắn: mấu chuyển to bị kéo lên trên. Có điểm đau chói phía trong của bó mạch thần kinh đùi chung.
1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng
Chụp XQuang khớp háng 2 bên tư thế thẳng và chếch 3/4 bên cổ xương đùi bị gãy để xác định vị trí gãy và độ di lệch của xương.
2. Chẩn đoán xác định
Dựa vào phim XQuang chẩn đoán xác định.
3. Chẩn đoán phân biệt
4. Chẩn đoán nguyên nhân
– Gãy xương do sang chấn
– Gãy xương do các bệnh lý về xương: loãng xương, giòn xương, u xương, tiểu đường, lạm dụng điều trị các bệnh bằng corticoid…
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng
– Giảm đau, giảm phù nề
– Chống huyết khối tĩnh mạch
– Khôi phục lại tầm vận động khớp háng
– Gia tăng sức mạnh các nhóm cơ khớp háng, khung chậu, cơ mông
– Khôi phục lại dáng đi .
– Lấy lại hoạt động bình thường cho bệnh nhân
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
2.1. Sau phẫu thuật kết hợp xương với đinh Smith Peterson
– Mục đích: phòng ngừa các biến chứng viêm phổi do ứ đọng, loét do đè ép, huyết khối, giảm đau. Duy trì tầm vận động các khớp tự do, tránh teo cơ, cứng khớp do bất động. Gia tăng sức mạnh cho các nhóm cơ đi nạng. Phục hồi chức năng di chuyển.
– Phương pháp phục hồi chức năng:
+ Tập hô hấp hiệu quả kết hợp các kỹ thuật vỗ rung long đờm.
+ Lăn trở thường xuyên phòng chống loét đè ép. Thay đổi tư thế từ nằm ngửa sang nằm nghiêng phải kê lót gối to kẹp giữa hai chi dưới.
+ Vận động tăng sức mạnh cho cơ tứ đầu đùi qua động tác duỗi khớp gối.
+ Vận động trợ giúp giữa tập duỗi khớp háng, khớp gối bang tay kỹ thuật viên.
+ Tập mạnh nhóm cơ đi nạng bằng tạ tăng tiến dần
+ Hướng dẫn đi nạng cho bệnh nhân không chịu sức nặng trong 6 tháng.
+ Đi nạng chịu sức nặng một phần sau 6 tháng. Sau đó chịu sức nặng tăng dần nếu không có tiêu chỏm(phát hiện bằng chụp X-quang)
– Phương pháp vật lý trị liệu: Nhiệt ẩm trên cơ tứ đầu đùi và cơ tam đầu đùi
2.2. Sau bó bột
– Bó bột kiểu Withmann:
Dạy bệnh nhân đi lại trong bột, có thể đi lại trong bột ngay sau 24-48 giờ. Tập mạnh cơ tứ đầu đùi và nhóm cơ đi nạng. Gia tăng tầm vận động khớp háng và khớp gối. Hướng dẫn đi nạng cho bệnh nhân.
-Bó bột với que ngang:
Phương pháp này thường chỉ định cho người già hoặc không có chỉ định phẫu thuật, tránh được nhiều phiền phức cho bệnh nhân. Thời gian mang bột 4-6 tuần.
Phương pháp phục hồi chức năng như với trường hợp sau phẫu thuật.
3. Các điều trị khác
– Các thuốc giảm đau Paracetamol
– Các thuốc tái tạo kích thích liền xương nhanh: Calcitonin, Glucosamin, Biphosphonat, Calcium…
– Sử dụng các thuốc chống đông máu đề phòng huyết khối tĩnh mạch chi dưới đối với bệnh nhân đa chấn thương hoặc có nguy cơ: Enoxaparin…
– Điều trị nội khoa khi có các biến chứng: viêm phổi, loét đè ép….
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
– Tình trạng ổ gãy: đau, sưng nề, di lệch, biến dạng…
– Theo dõi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.
cac bác sĩ cho chác hỏi cháu bi gãy thân xương đùi sau phau thuật duoc 1 tháng thị cháu tap di nhung bị dồn máu bàn chân sung phu nề? các bcas sĩ cho cháu hỏi the la bị lam sao ạh ?
Chào bạn.
Với trường hợp của bạn, bạn không nói rõ là bạn tập đi như thế nào? Có nạng trợ giúp hay đi hoàn toàn bằng 2 chân, hơn nữa từ sau khi phẫu thuật bạn có tập luyện gì cho chân bên bạn bị phẫu thuật không? Bạn cũng không mô tả rõ mức độ sưng nề của bàn chân, nên chúng tôi rất khó tư vấn cho bạn.
Nhưng với phẫu thuật sau gãy thân xương đùi bạn cần tuân thủ như sau:
– Hiện tại bạn chỉ nên tập làm mạnh các cơ ở chân, và tập vận động nhẹ nhàng các khớp, chưa nên dồn trọng lực vào chân bị gãy của bạn.
– Khi được 6 tuần (1 tháng rưỡi) bạn mới nên dồn dần trọng lực sang bên chân đó, sau đó mới nên tập đi, có nạng, và dồn dần trọng lực sang chân đó
– Sau 4 tháng bạn mới nên bỏ nạng ( nếu chân khỏe, và bạn đi khám bác sĩ kết luận bạn liền xương tốt)
Bây giờ bạn nên nằm kê cao chân, và đi khám định lại đúng thời gian mà bác sỹ phẫu thuật đã hẹn bạn.
Chúc bạn mau bình phục. Thân ái!
Chào Bác Sĩ! Bác sĩ vui lòng tư vấn giúp em, bố em bị gãy cổ xương đùi, sau một thời gian điều trị đi chụp phim thì các bác sĩ kết luận xương đã can, đầu gối cua ruỗi bình thường. Bây giờ bố em đang dùng nạng tập đi, nhưng bên chân gẫy vẫn yếu khó bước. Bác sĩ cho em hỏi là xương đã can thì còn yếu tố nào ảnh hưởng đến hồi phục vận động không ạ? Và dùng biện pháp luyện tập đi lại như thế nào hay biện pháp gì tốt nhất để đi lại được và thường thời gian khoảng bao nhiêu lâu thì đi lại được ạ?
Chào bạn. Chân bên gãy xương của bố bạn, sau thời gian điều trị có thể do bất động quá lâu, dẫn đến tình trạng teo cơ, mà làm cho chân bên đó yếu hơn bên kia. Bạn không mô tả rõ bố bạn điều trị bằng phương pháp gì, và điều trị mất thời gian bao lâu nên chúng tôi khó tư vấn kĩ được. Bạn nên đưa bố bạn qua trung tâm PHCN gần nhất để được bs tư vấn thêm. Thân ái
bà cháu 80 tuoi gãy cổ xương đùi cố đinh bằng nẹp 2 tháng.bây giờ phải tập thế nào
Chào bạn! Do bà bạn tuổi cao nên phải cố định bằng nẹp, bạn nên hướng dẫn bà gồng cơ trong nẹp, và hướng dẫn bà trở mình, mục đích của việc đó là tránh tạo huyết khối ở chân và chống loét. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên vỗ rung vùng ngực cho bà, tránh ứ đọng đờm dãi, dễ gây viêm phổi. Ăn uống cũng nên ăn đồ dễ tiêu, và nhuộn tràng. Thân ái!
Bà e bị gãy cổ xuong đui cố đinh bằng nẹp đã 2 tháng. Vậy phải tập luyện thế nào ạ
Chào bạn! Bạn không nói rõ tình hình hiện tại của bà bạn như thế nào? Đã tự đi lại với khung tập đi chưa, hay vẫn nằm tại giường… Nếu bà bạn đã tự thực hiện được phần nào sinh hoạt hằng ngày và không cần sự trợ giúp, đó là thành công rồi. Nếu bà bạn còn đang nằm tại giường, thì bạn nên hướng dẫn bà gồng cơ chân bên gãy, vì nếu chân bất động, rất dễ hình thành huyết khối ở chân, và có thể gây nhồi máu phổi, nguy hiểm tính mạng. Và bạn có thể hướng dẫn bà bạn đi với khung tập đi, dồn 1 phần lực lên 2 tay. Thân ái
Chào bác sỹ! Em muốn hỏi Bác 1 vài điều liên quan đến xương cổ đùi được ko bác?
Chào bạn! Bạn nên đưa rõ câu hỏi để chúng tôi có thể tư vấn giúp bạn. Thân ái!
chào bác sĩ năm nay em 21t,đã phẫu thuật gãy cổ xương đùi với phương pháp vít xốp cố định.sau 1 tháng khám lại bác sĩ tháo bột và dặn tập co duỗi chân,giờ đã dược 3 tháng,em có thể nhấc được chân nhưng không nâng được vuông góc,chỉ nghiêng chân được 1 chút,không khi nằm thẳng lại đau ở phần hông.bác sĩ có thể cho em biết em có nên tập luyện co duỗi mạnh những chỗ bị đau không,em có nên dồn lực vào chân đau khi đi nạng không.
cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn. Trước tiên bạn cần đến viện chụp lại phim xquang cổ xương đùi, để xem tiến triển như thế nào. Nếu tiến triển tốt bạn hoàn toàn có thể tập nhẹ nhàng gấp duỗi, dạng khép khớp háng. Tập đi lại dồn dần trọng lượng sang chân đau, mức độ tăng dần. Thân ái
Chao bac si!
Chau vua mô tai tao day chang cheo truoc khop goi xong khoang 4 tuân.thi hiên nay chau cam thay di lai binh thuong duoc nhung van chua chac chan.vi sap gan tet nen chau rat muon bo nang đê đi lai binh thuong.theo bac si voi thoi gian 4 tuan thi co the bo nang duoc chua a ?
Chào bạn. Khoảng 6 tuần bạn mới nên bỏ nạng. Nếu muốn đi không nạng bạn nên cố định gối bằng nẹp. Thân ái
Cháu bị gãy 1/3 xương chày và xương mác đã đóng đjnh nẹp vít ở xương chày khi 1 tháng rưỡi cháu đi khám thì thấy xương mác vẫn còn lệch sưng ở bàn chân đến nay 2 tháng cháu thử tập đi thì k đau nhưng mới đi lắc .chau hỏi giờ đã tập đi được chưa xương mác bị lệch có sao k.
Chào bạn. Xương chịu lực của cơ thể là xương chày, còn xương mác gần như không đảm nhiệm, nên trong phẫu thuật bác sĩ không can thiệp gì vào xương mác của bạn. Hiện tại bạn tập sao cho khỏe cơ, và đứng dồn dần lực sang chân đau. Chưa nên tự đi lại mà không có nạng trong thời gian này, mà vẫn cần nạng trợ giúp. Bạn cũng nên tái khám theo đúng lịch hẹn. Thân ái