Phục hồi chức năng gãy hai xương cẳng chân

Chia sẻ tin này:

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GĂY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN
 I. ĐẠI CƯƠNG
– Găy 2 xương cẳng chân rất hay gặp, chiếm 18% các trường hợp gãy xương chân. Găy xương chày là xương chịu lực chính của cơ thể do vậy yêu cầu điều trị và phục hồi chức năng đ̣i hỏi khá cao.
– Các biện pháp vật lư trị liệu, vận động trị liệu và thuốc được sử dụng để thúc đẩy quá tŕnh liền xương, phục hồi chức năng vận động khớp gối, cổ chân và chịu lực của xương chày. Phòng tránh các biến chứng teo cơ,cứng khớp…
II.CHẨN ĐOÁN:
1.Các công việc của chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh
– TÌnh huống xảy ra chấn thương?
Thời gian bị chấn thương đến thời điểm hiện tại?
– Các biện pháp đă can thiệp, xử trí?
–  Hỏi bệnh nhân có đau chói tại nơi găy không?
– Có đau, hạn chế vận động các khớp gối, cổ chân  khi vận động không?
1.2. Khám lâm sàng
– Cơ năng: Cẳng chân bị gập góc nơi găy, ngắn hơn bên lành và bàn chân xoay ra ngoài.
– Thực thể: Sờ có điểm đau chói hoặc có tiếng lạo sạo của xương vỡ.
– Toàn thân: Bệnh nhân đau nhiều, có thể sốc chấn thương nếu gãy hở cả hai xương cẳng chân.
1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng: Chụp X-quang xương cẳng chân tư thế thẳng và nghiêng để xác định và kiểm tra vị trí găy và độ di lệch của xương.
2. Chẩn đoán xác định: Dựa vào phim X-quang chẩn đoán xác định.
3. Chẩn đoán nguyên nhân Gãy do: chấn thương, loăng xương, lao xương, ung thư xương…
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1.Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
– Tiến hành sớm
– Cố định tốt điểm găy trong giai đoạn bất động
Giảm đau, giảm phù nề
Chống huyết khối  tĩnh mạch
 Khôi phục lại tầm vận động khớp gối và cổ chân
Gia tăng sức mạnh và dẻo dai các nhóm cơ vùng đùi và cẳng chân
Khôi phục lại dáng đi .
– Lấy lại hoạt động b́nh thường cho bệnh nhân
2.Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
*  Mục đích:
– Gia tăng tuần hoàn.
– Giảm đau và giảm co thắt các cơ.
– Gia tăng tầm vận động khớp gối và khớp cổ chân.
– Gia tăng sức mạnh các cơ vùng gối, cổ chân và bàn chân.
– Tập dáng đi đúng.
* Phương pháp:
– Cử động các ngón chân để gia tăng tuần hoàn và nằm nâng cao chân để giảm sưng nề chân.
– Gồng cơ tứ đầu đùi, cơ ụ ngồi
– Tập chủ động có trợ giúp hay tự do các cử động gập duỗi, dạng áp khớp hông.
– Tập đi nạng với dáng đi đúng, không chịu sức nặng hay chịu sức nặng một phần tuỳ thuộc đường găy ngang hay chéo và theo chỉ định của bác sỹ.
– Khi tháo bột có thể áp dụng bồn xoáy, túi chườm nóng.
– Xoa bóp trong tư thế nâng cao chân để giảm sưng.
– Tập chủ động tự do tại khớp gối.
– Tập có lực kháng bằng tay của kỹ thuật viên hay bằng tạ cho các cơ ở cẳng chân, đùi và bàn chân.
– Tập điều hợp nhặt vật bằng ngón chân.
– Tập đi trên đường thẳng, đi trên đầu ngón chân, đi với dáng đi đúng.
– Hoạt động trị liệu: chơi các trò chơi sử dụng bằng hai chân.
– Sau khi bỏ bột cần băng chun từ ngón chân đến đầu gối cho đến khi chân hết sưng.
3. Các điều trị khác
– Các thuốc giảm đau Paracetamol…
– Các thuốc tái tạo kích thích liền xương nhanh: Calcitonin, Biphosphonat, Calcium…
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
– Tình trạng ổ găy: đau, sưng nề, di lệch, biến dạng…
– Phản ứng của người bệnh trong quá tŕnh tập luyện: thái độ hợp tác, sự tiến bộ…
– Tình trạng chung toàn thân
– Theo dơi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.
Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
14 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Xuân đức
Xuân đức
9 năm trước

Cháu chào bác sĩ ạ! Đầu tiên cháu chúc bác sĩ luôn khoẻ mạnh ạ!
Thưa bác si! Cháu năm nay 24 tuổi! Cháu bị gãy xương chày và mác cấp độ IIIc đứt mạch máu và dây thần kinh trên 2/3 xương chày! Cháu bị gãy nát và bây giờ cũng đc 4 tháng 20 ngày rồi! Cháu vừa phải mổ lại để ghép xương mào chậu kết hợp đóng đinh nội tuỷ vi mổ lần 1 xương chưa lien! Cháu muốn hỏi bác sĩ là cháu mổ lại lần 2 được một tuần rồi và bây giờ cháu phải tập như thế nào vì cổ chân cháu bị cứng! Cháu còn bị đứt dây thần kinh mác trung nữa nên k ngửa đc cổ chân lên! Rất mon nhận đc lời khuyên từ bác sĩ! Cháu xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!

Huy hùng
Huy hùng
9 năm trước

Thua bac sy, em bi gay xuong cang chan da dc 6 tuan hien da thao bot va dang dung bot nep phia sau. Hien nay cu dong co chan va goi chan rat kho.
Xin hoi bac sy cach van dong va tap di nhu the nao cho dung. Xin chan thanh cam on

nguyen van phuong
nguyen van phuong
9 năm trước

Chào bác sĩ.
Bs tư vấn giúp em với. Em bị gãy hở xuong mắt cá ngoài. Hiện nay phần xương bị gãy dập đã được lấy ra, vết thương cũng đã lành. Từ lúc bị thương đến nay đã được hon 3 tháng. Giờ e mới tháo bột và bắt đầu tập đi. Xin bác sĩ giúp em phương pháp tập nào thì tốt nhất ạ.
Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

pham thi lan
pham thi lan
9 năm trước

chào bác sỹ chúc các bác sỹ luôn khỏe . em bị gãy xương cẵng chân phải kết hợp mổ nẹp vít đã đc 7 tháng. cách đây mọt tháng em đi tái khám xương vẫn chưa cal hêt. hiện tại em đang taapj đi hai chân và thấy xưng mắt cá chân. cứng ở mắt cá. em muốn bỏ một bên nạng. bác sỹ cho em lời khuyên. tập thế napf cho toits và cách tập bỏ nạng. em xin cảm ơn

Minh Thành
Minh Thành
9 năm trước

Chào bác sĩ, em năm nay 22 tuổi, vừa rồi em bị gãy xương mác 1/3 giữa. bây h đã tháo bột nhưng đi đứng vẫn còn nhức ạ. chân e gãy được 1 tháng rồi ạ.. em muốn hỏi bác sĩ các bài tập và trị liệu thế nào để chân em có thẻ khỏe mạnh lại như xưa. Tối nào em cũng ngâm nước muối nóng hết ạ.em cám ơn bác sĩ

tân nguyễn
tân nguyễn
9 năm trước

chào bác sĩ,
cho em hỏi , em bị tai nạn gãy xương đùi phải phẫu thuật nẹp định hình. vậy mất thời gian bao lâu để em có thể hồi phục khả năng sinh hoạt thông thường!

Tuyến
Tuyến
9 năm trước

Cháu chào bác sĩ.năm nay cháu 21tuổi bị tan nạn và bị gãy 2xương cẳng chân cách mắt cá chân khoảng 5cm.Phải phẫu thuật nẹp kết hợp đin vít.Hiện tại củng được 25ngày.Điều cháu lo nhất là ở chân bị gảy đùi nhỏ lại so với chân lành.Cháu nghĩ đó là hiện tượng teo cơ.Vậy thưa bác sĩ cháu cần tập luỵôn như thế nào để điều trị tình trạng trên