Phục hồi chức năng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI
I. ĐẠI CƯƠNG
– Khớp gối là một khớp lớn của cơ thể, được giữ vững nhờ hệ thống các dây chằng, bao khớp, sụn chêm và các cơ bao bọc xung quanh nó. Dây chằng chéo trước có vai trò quan trọng cho việc giữ cho xương chày không bị trượt ra trước so với xương đùi khi khớp gối vận động.
– Đứt dây chằng chéo trước là một thương tổn thường gặp mà nguyên nhân chủ yếu do các chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn sinh hoạt. Khi dây chằng chéo trước bị đứt, xương chày bị trượt ra trước so với xương đùi, khớp gối bị mất vững, người bệnh đi lại khó khăn. Tình trạng lỏng khớp kéo dài có thể dẫn đến các thương tổn thứ phát như rách sụn chêm, giãn dây chằng bao khớp, thoái hóa khớp.
II. CHẨN ĐOÁN
1.Các công việc của chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh
Bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước bao nhiêu ngày.
1.2. Khám và lượng giá chức năng
Nếu sau mổ ngày thứ 2 trở đi, hướng dẫn bệnh nhân tập luyện theo liệu trình phục hồi chức năng.
Sau khi bệnh nhân hết thời gian nằm điều trị tại khoa phẫu thuật: Đánh giá độ sưng nề khớp, biên độ vận động khớp, cơ lực chân phẫu thuật để đưa ra bài tập phục hồi chức năng cho phù hợp.
1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng: Chỉ chụp lại MRI khớp gối khi có chấn thương khớp gối lại hoặc có dấu hiệu lỏng khớp rõ.
2. Chẩn đoán xác định: Dựa vào cách thức phẫu thuật
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho phép người bệnh tập PHCN sớm sau phẫu thuật, khớp gối nhanh chóng lấy lại được biên độ vận động như trước phẫu thuật, sức cơ hồi phục, đồng thời tránh teo cơ đùi.
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
Bài tập gồm những giai đoạn như sau:
2.1. Ngày 1 sau phẫu thuật
– Tập lắc, di động xương bánh chè
– Mang nẹp đùi cẳng chân cố định sau mổ: tập dạng và khép chân, tập nâng toàn bộ chân lên khỏi mặt giường, tập vận động cổ chân trong nẹp.
– Tập co cơ tĩnh trong nẹp: tập gồng cơ đùi, cơ cẳng bàn chân
– Tháo nẹp ngày 3-4 lần, tập gấp duỗi gối chủ động có trợ giúp, gấp gối <60º
– Đeo nẹp liên tục cả ngày và đêm, kê cao chân phẫu thuật khi nằm nghỉ.
– Bệnh nhân có thể ngồi dậy trên giường.
2.2. Ngày 2 sau phẫu thuật
– Tiếp tục tập các bài tập trên như ngày thứ nhất
– Mang nẹp: bệnh nhân có thể tập ngồi, tập đứng dậy tỳ nhẹ xuống chân đau với trọng lượng bằng 50% trọng lượng cơ thể.
– Sử dụng 2 nạng nách trợ giúp.
2.3. Ngày 3 sau phẫu thuật
– Tiếp tục tập các bài tập như ngày 1, 2 với cường độ tăng dần.
– Tập vận động chủ động có kháng trở các khớp tự do tại chân phẫu thuật.
– Bệnh nhân đi lại, sử dụng 2 nạng nách trợ giúp.
2.4. Sau 1 tuần sau phẫu thuật
– Có thể gấp gối đến 90 độ.
– Chịu trọng lượng trên chân phẫu thuật với cường độ tăng dần đến 100% trọng lượng.
– Nếu khớp gối sưng đau tăng lên, ngưng tập, chườm lạnh khớp gối.
– Mang nẹp cố định gối 4 tuần.Sử dụng nạng nách 4-6 tuần.
– Sang tuần thứ 2: Khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối phải gấp được 90 độ, sức cơ tứ đầu đùi phải đủ mạnh.
2.5. Từ tuần thứ 3 đến hết tuần thứ 4
– Tăng cường tập vận động thụ động gối để gối gấp dần tối đa đến 120 độ.
– Tăng cường tập nâng chân, tập gấp duỗi gối chủ động tư thế ngồi (chưa có lực cản) để tăng sức cơ tứ đầu đùi.
– Tập đứng dồn 100% trọng lượng lên chân phẫu thuật.
– Tập đạp xe đạp tại chỗ không có lực cản.
– Tập sức cơ tứ đầu đùi bằng cách dùng lực cản ở cẳng chân khi khớp gối duỗi dần từ 90 đến 60 độ.
* Sau phẫu thuật 4 tuần phải đạt: tầm vận động khớp gối là 120 độ và có thể đứng được trên chân phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể.
2.6. Từ tuần thứ 5 đến hết tuần thứ 6
– Tập gấp gối tích cực hơn để tăng tầm vận động của khớp.
– Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giói hạn khớp gối duỗi dần từ 90 đến 40 độ và ngược lại, tốc độ tăng dần theo thời gian.
– Tập bước lên và bước xuống một bậc thang.
– Tập sức mạnh cơ đùi bằng cách tập nâng đùi với tạ hoặc bao cát hoặc chun khi khớp gối gấp 90 độ với trọng lượng tăng dần.
– Day mềm sẹo mổ, tập di động xương bánh chè.
2.7. Từ tuần thứ 7 đến hết tuần thứ 10
– Tăng cường các bài tập trên để đạt được biên độ gấp duỗi khớp gối thụ động bình thường.
– Bỏ nẹp, tập đi bộ tích cực và tập dáng đi bình thường.
– Tập bước lên và bước xuống đến 2-3 bậc thang.
– Tập nhún đùi với tầm vận động gấp duỗi gối tăng lên và tốc độ tăng dần.
– Tập chạy trên đường bằng phẳng.
2.8. Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 16
– Tăng cường các bài tập trên.
– Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày.
– Tập gấp duỗi gối chủ động phải đạt biên độ bình thường.
– Vào tuần thứ 16 tầm vận động duỗi chủ động phải đạt duỗi hoàn toàn.
2.9. Từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ 6
– Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày.
– Tập chạy tốc độ tăng dần, tập lên xuống bậc thang tích cực hơn.
2.10. Tháng thứ 7
– Bắt đầu làm quen các môn thể thao ưa thích nhưng với mức độ phù hợp. từ tháng thứ 8 trở đi mọi hoạt động nặng đều được tham gia, tập nhảy trên chân được phẫu thuật. Tập luyện và thi đấu thể thao bình thường.
3. Các điều trị khác
– Điều trị: Thuốc giảm đau chống viêm chống phù nề tăng cường.
– Vật lý trị liệu: vi sóng, điện phân thuốc, điện xung từ tuần thứ 2 sau phẫu thuật
– Điều trị hỗ trợ: bằng các dụng cụ nạng, gậy, chun, tạ.
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Sau phẫu thuật 2 tuần bệnh nhân được tái khám sau đó cứ 1 tháng được tái khám 1 lần đến khoảng thời gian 1 năm sau phẫu thuật.
Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT
Chào bác sỹ.e bị đứt dây chằng chéo trước.đã làm phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức được 7 tuần.bác sỹ cho e hỏi.sau mổ 7 tuần e đi lại nhiều có ảnh hưởng gì đến khớp gối k ạ.khớp gối của e k đc cứng mà lại mềm mềm vẫn sưng hơn khớp gối k bị chấn thương một ít.e sợ trong khớp gối của mình có dịch.nếu như có dịch thì dịch đó có tiêu đc k ạ.với lại e đi lại nhiều có gây ra hiện tượng tràn dịch khớp k ạ.mong bác sỹ tư vấn giúp e với ạ.e xin cảm ơn
Chào bạn! Hiện tại sau khi phẫu thuật được 7 tuần, bạn hoàn toàn có thể đi lại với không nạng, không nẹp. Bạn đi lại cường độ tăng dần, tùy thể trạng của bạn, nếu đi quá nhiều bạn thấy chân mình đau hơn, thì nên giảm cường độ. Sau 7 tuần, bạn vẫn còn sưng, là chuyện khó tránh khỏi, nó sẽ giảm dần theo thời gian. Thông thường, giai đoạn này, ít khi sinh dịch trong khớp, vì vùng phẫu thuật gần như lành hoàn toàn, nên bạn có thể yên tâm.
Hiện tại, bạn nên tập khỏe cơ vùng chân, tập tăng góc gấp chân, lên xuống cầu thang, và xuống tấn. Thân ái!
Chào bác sỹ Hào, Em bị đứt dây chằng chéo trước và hiện tại em đã phẫu thuật được 4 tuần, em chỉ mới gập khớp gối được 90 độ, Vài hôm trước em cũng cố gắng bỏ nạn ra để đi lại nhưng tối lại cảm giác rất đau và xưng. Do điều kiện ở xa bệnh viện nên em không thể tập phục hồi chức năng Vật lý trị liệu, cứ mỗi lần đau hoặc xưng khớp gối, em chờm đá cho đỡ đau, nhưng vận có được không thưa bác sỹ, Mong bác sỹ cho em lời khuyên và có thể hướng dẫn thêm để em có thể nhanh chóng hồi phục. Trân trọng cảm ơn bác sỹ Hào.
Chào bạn. Thời gian bỏ nạng để đi cho phép trong thời gian 4-6 tuần sau mổ, nhưng với điều kiện bạn phải tự đứng hoàn toàn được lên chân đau đó, mà không bị đau. Bạn cần tập từ, hiện tại tập sao cho khỏe cơ vùng đùi (cơ mặt trước, sau đùi) có thể đơn giản là gồng cơ. Đứng dồn dần trọng lượng sang bên chân phẫu thuật, từ từ tăng dần cho đến khi có thể đứng được lên toàn bộ chân gãy. Không nên tập đốt cháy giai đoạn, hạn chế tối đa tình trạng đau và sưng. Hiện tại, bạn gấp gối chủ động được 90 độ là tương đối tốt rồi, bạn có thể nhờ ai đó tập ép gấp gối, tăng dần góc gấp. Thân ái
Cảm ơn BS Hào rất nhiều
Cảm ơn BS Hào rất nhiều
Chào bác sĩ, e bị đứt dây chằng chéo trước đã phẫu thuật được 8 tuần hiện tại chân em đã bỏ nẹp và đi lại đã bình thường ko còn đau, đầu gối cũng gập tối đa như chân còn lại, khi đứng trụ 1 chân bằng chân đã mổ và ngồi xuống cũng khá vững và không bị đau, em cũng tập đạp xe đạp được 1 tuần, quãng đường và thời gian tập cũng tăng dần, em không cảm thấy đau hay nhức gì cả. Bác sĩ có thể cho e biết với tình trạng phục hồi của e thì bao lâu e có thể chơi thể thao trở lại, em chơi cầu lông khi chơi lại có nên kiêng bật nhảy không?
Mong bác sĩ tư vấn cho em, em xin chân thành cảm ơn
Chào bạn! Chân bạn phục hồi như vậy là tốt rồi. Thời gian chơi thể thao đối kháng như cầu lông của bạn cũng nên tuân thủ theo hướng dẫn, thông thường khoảng sau 6 tháng, để dây chằng của bạn được vững trong xương. Trong thời gian này, bạn vẫn nên duy trì chế độ tập luyện, cường độ tăng dần, và có thể tập các động tác bổ trợ cho việc chơi cầu lông. Thân ái
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều, cho e hỏi thêm một chút nữa là em vẫn duy trì đều chế độ tập phục hồi thì sau 6 tháng khi chơi lại thì những động tác bật nhảy đập cầu liệu em có phải kiêng thêm nữa không, vì em cũng cảm thấy quá trình phục hồi của em nhanh và khỏe hơn các anh chị mổ cùng 1 ngày với em. sau mổ em cũng teo cơ đùi đến nay là 8 tuần thì cơ đùi của trở lại gần bằng chân không mổ. Em xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều!!!
Chào bạn! Hiện tại bạn tập luyện khỏe cơ, và tập đứng xuống tấn. Sau khoảng hơn 3 tháng, bạn có thể tập luyện những động tác bổ trợ cho việc chơi cầu lông: ví dụ bật nhảy, chạy,…, nhưng bước đầu vẫn nên tập với cường độ nhẹ, động tác đơn giản. Và trước mắt, hạn chế động tác xoay cẳng chân vào trong. Xem thêm video những động tác ảnh hưởng đến dây chằng tại đây, những động tác này, mình chưa nên tập ngay trong giai đoạn này, mà nên để thời gian sau khi những động tác khác đã thành thục và tự tin. Sau này, mình chơi thể thao hoàn toàn bình thường.
Cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ
Chào bác sĩ , em bị đứt dây chằng chéo trước , thoái hóa sụn , rách sừng trước sụn . Em đã thực hiện ca phẫu thuật được 26 ngày . trong 2 tuần đầu em tập gấp gối rất tốt (gót chân của chân đau đặt được vào giữa đùi của chân không đau) . Nhưng mấy ngày gần đây nó có dấu hiệu sưng to hơn trước , cơ ở vùng sưng rất cứng và đau . Bây giờ em không thể gấp được gối nữa (cố lắm chỉ đặt được gót chân và giữa ống đồng chân kia). Em trườm đá thường xuyên mỗi lần khoảng 20 phút nhưng mấy ngày rồi vẫn chưa có dấu hiệu giảm sưng .
Em rất mong bác sĩ tư vấn cho em ,em xin cảm ơn ạ !
Chào bạn. Bạn tập như vậy góc gấp gối quá lớn, nghĩa là cường độ tập luyện của bạn đã quá giới hạn cho phép trong những ngày đầu tiên, vì vậy bạn nên đến trung tâm phục hồi chức năng gần nhất để được tư vấn. Hiện tại bây giờ bạn nên chườm đá, và nghỉ tập, để đợi chân giảm sưng giảm đau mới nên tập tiếp. Thân ái
Em cảm ơn BS . Em muốn hỏi thêm nữa , chân em bây giờ đi lại được rồi nhưng bị tê vùng bì ngoài cẳng chân , có phải em bị đứt dây thần kinh cảm giác rồi đúng không ạ.
Big thanks !
Chào bạn! Có thể vùng đó bạn bị tổn thương nhánh của dây thần kinh cảm giác: đụng dập, đứt, hoặc sùi thần kinh tại chỗ. Tổn thương như vậy làm bạn nhạy cảm hơn hoặc giảm cảm giác, hoặc xuất hiện những cảm giác bất thường. Nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu bạn chấp nhận và sống thích nghi với nó. Thân ái
Chào Bs. Hào.
Em là Nguyễn Minh Tính 24t bị đứt dây chằng chéo trước cách đây hơn 2 năm đồ đá bóng. Và đã mổ cách đây gần 6 tháng.
Hiện tại thì thấy chân khỏe hơn, cứng và chắc hơn. Nhưng có 1 số điểm e đang thắc mắc.
1. Gối bị cứng , không linh hoạt và ngồi 2,3 tiếng lại thấy đơ và đi hơi đau.
2. E không thể chạy bộ dc, vì có gì đó cấn trong gối, khi ngồi dũi thẳng thì bị cấn đau không như chân kia dc, lúc đá chân thì nghe tiếng lách cách của gối.
Vì những điều đó làm em thấy bất tiện và khó chịu.
Vài hôm trước có hỏi Bs mổ chân thì Bs bảo không sao, do bị vỡ sụn nên có cảm giác bị cấn, bảo về tập chạy bộ và đạp xe đạp, chứ ko sao.
E có tìm hiểu trên mạng thấy giống biểu hiện của cứng gối gây dính khớp hay là bị dị vật các mảnh sương hay dụng làm cảng trở.
Thật sự em không biết làm thế nào..Bs có thể tư vấn giùm em không ak?
Cám ơn Bs!
Chào bạn! Nếu được bạn nên đến thêm 1 bệnh viện nào đó có khoa chấn thương chỉnh hình để được tư vấn thêm. Nếu như lời bác sĩ kia tư vấn, có thể bạn có rách sụn chêm khớp gối, một số trường hợp có thể làm kẹt khớp và gây đau như trường hợp của bạn. Thân ái
Cảm ơn Bs tư vấn. Cho e hỏi thêm.
Trong trường hợp của em là bị rách sụn như vậy, thì em sẽ nên làm thế nào.
Em vẫn nên tập chạy bộ và đạp xe sẽ khỏi..vv như Bs phẫu thuật e nói. Hay em cần đi khám và phẫu thuật lại..vv?
Mong Bs cho lời khuyên. Cảm ơn Bs.
Chào bạn! Thông thường, nếu như bác sỹ phẫu thuật đã chẩn đoán bạn bị rách sụn chêm, thì trong lúc phẫu thuật, bác sĩ đã cắt lọc phần sụn chêm bị tổn thương rồi, thời gian sẽ giúp bạn thích nghi với chấn thương đó của bạn. Bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường, nếu mức độ rách không quá lớn.
Sụn chêm giúp giảm tải trọng lượng của cơ thể lên xương vùng đầu gối, do đó, nếu rách sụn chêm mức độ lớn, thì chức năng này của sụn chêm sẽ bị ảnh hưởng, lâu dần, có thể khớp bên đó của bạn sẽ thoái hóa nhanh hơn khớp bên kia. Bạn nên chọn những môn thể thao sao cho giảm tải lực lên khớp gối của bạn: ví dụ bơi, đạp xe, gym…Thân ái
Dạ. Rất cảm ơn B.sĩ vì những lời tư vấn rất bổ ích cho em!
Chúc B.sĩ nhiều sức khỏe và thành công.
chao bs.
em bi trật khớp tay 15 năm nay rùi giờ tay em nó teo nhỏ và khó hoạt động .nếu giờ em chữa trị thì tay em sẽ hồi phục được bao nhiêu phần trăm ạ ?
em bị từ lúc 5t giờ em 20t
Tôi bị đứt 1/2 dây chằng chéo trước khớp gối do TNGT. Trường hợp này có phải mổ kgông bác sĩ. Nếu mổ thì chi phí khoảng bao nhiêu tiền ạ.