Phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Chia sẻ tin này:

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
 I. ĐẠI CƯƠNG
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (TVĐĐCSC) xảy ra khi khối nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ và gây chèn ép lên rễ dây thần kinh hoặc tủy cổ có thể gây đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh đến cánh tay, bàn ngón tay thậm chí gây ra liệt.
– Bệnh hay gặp ở người trên 40 tuổi. Cột sống cổ có 7 đốt sống, giữa 2 đốt sống từ C2-C7 có các đĩa đệm gian đốt, mỏng ở phía sau, dày ở phía trước, được cấu tạo bởi các ṿng collagen, mâm sụn, và nhân nhày có chiều cao 3mm bằng 2/3 chiều cao thân đốt.
– Thần kinh và mạch máu của đĩa đệm rất nghèo nàn vì vậy nên quá trình lăo hóa xảy ra sớm.
– Cơ chế bệnh sinh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ do:
+ Thoái hóa sinh học theo tuổi, lão hóa, do đĩa đệm phải chịu áp lực trọng tải của đầu.
+ Thoái hóa bệnh lý do yếu tố bệnh lý, cơ học, miễn dịch, chuyển hóa, di truyền.

II. CHẨN ĐOÁN

  1. Các công việc của chẩn đoán

1.1. Hỏi bệnh
– Thời gian mắc bệnh, tuổi mắc, tính chất đột ngột hay từ từ.
– Kiểu đau có tính chất lan tỏa theo thần kinh không, có yếu cơ cánh tay tê buốt dọc cánh tay, có hạn chế vận động không.
– Có triệu chứng thuộc trục thần kinh không, nhức đầu, đau cổ gáy, rối loạn cảm giác, khó nuốt…
– Tiền sử của bệnh, tiền sử chấn thương…
1.2. Khám và lượng giá chức năng
– Khởi phát là đau mỏi, hạn chế vận động, thường đau sau khi ngủ dậy.Tính chất đau từ từ, tùy thuộc vị trí của thoát vị đĩa đệm. Triệu chứng đơn lẻ hoặc thành hội chứng.
– Hội chứng cột sống cổ: gặp ở tất cả các trường hợp có TVĐĐCSC.
+ Đau và co cứng cơ vùng cạnh sống cổ cấp hoặc mạn, tăng lên ở tư thế cổ thẳng hay cúi lâu, mệt mỏi, hạn chế vận động, có điểm đau CSC.
+ Đau khu trú tại vùng gáy lan lên hay xuống. Đau rát bỏng, đau nông, đau sâu trong cơ vai gáy. Đau tăng khi vận động, hạn chế gấp, duỗi nghiêng và xoay.
– Hội chứng rễ thần kinh cổ:
+ Đau kiểu rễ, đau một bên hoặc hai bên, đau lan ra cổ gáy vai tay phải hoặc trái.
+ Đau tăng với các tư thế có gắng sức.
+ Có cảm giác tê b́ ở vùng rễ thần kinh ở bàn và ngón tay.
– Hội chứng động mạch đốt sống: Nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt, kèm theo chóng mặt ù tai, mờ mắt, nuốt khó, đau tai, lan ra sau tai, đau ở một tư thế nhất định của đầu.
– Hội chứng chèn ép tủy: Dáng đi không vững, dị cảm và teo cơ ngọn chi trên, yếu chi dưới, yếu hoặc liệt chi trên hoặc chi dưới. Rối loạn vận động chi trên, dưới và rối loạn cơ trơn, sinh dục; tăng phản xạ gân xương…
– Biểu hiện khác: dễ cáu, thay đổi tính t́nh, rối loạn giấc ngủ…
1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng
– XQuang cột sống cổ thường qui các tư thế, thẳng nghiêng, chếch ¾ có mất đường cong sinh lý, gai xương thân đốt, đặc xương dưới sụn, hẹp lỗ liên hợp…
– Chụp cắt lớp vi tính giúp đánh giá rễ thần kinh, cấu trúc bên trong ống sống.
– Chụp MRI có dấu hiệu giảm chiều cao đĩa đệm, thay đổi xương dưới sụn, các mức độ và vị trí thoát vị đĩa đệm…

  1. Chẩn đoán phân biệt

– Các chấn thương vùng cột sống cổ gây tổn thương xương và đĩa đệm.
– Ung thư xương hoặc di căn, các bệnh lư tủy xương lành hoặc ác tính, u nội tủy, u thần kinh.
– Bệnh thoái hóa cột sống cổ,
– Viêm quanh khớp vai,
– Bệnh xơ cứng rải rác,
– Các bệnh thần kinh ngoại biên.

  1. Chẩn đoán nguyên nhân

Quá tŕnh lăo hóa của tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và quanh khớp và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp.
Ở người trẻ tuổi do sai tư thế, do chấn thương cột sống. Ở người có tuổi do thoái hóa xơ hóa sụn đầu xương, các dây chằng…
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

– Chẩn đoán sớm, và điều trị kịp thời.
– Điều trị kết hợp nội khoa, phục hồi chức năng các bài tập thích hợp, kéo giãn và vật lý trị liệu giảm đau giăn cơ thư giăn, an thần nếu cần thiết.
– Phát hiện kịp thời dấu hiệu ép tủy để điều trị ngoại khoa kịp thời.
– Áp dụng liệu pháp giảm đau theo hướng dẫn của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới).

  1. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

Bệnh nhân nằm giường đệm cứng có gối mỏng, hạn chế vận động quay gấp quá ngưỡng, đeo nẹp cổ cố định, nghỉ ngơi tránh thay đổi tư thế đột ngột,giữ tư thế đúng.
-Trong giai đoạn cấp:
+ Nghỉ ngơi nằm giường cứng,
+ Dùng biện pháp nhiệt thích hợp: Chườm nóng (parafin, hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm); chườm lạnh (chườm đá…)
+ Áp dụng các bài tập tại giường co cơ đẳng trương, nhẹ nhàng.
– Sau giai đoạn cấp có điều trị vật lư  kết hợp với kéo giăn đốt sống cổ.
+ Điều trị kéo giăn cột sống cổ bằng máy tư thế nằm hay ngồi.
+ Các bài tập vận động co cơ đẳng trương kết hợp với tập thở.
3. Các điều tri khác
3.1. Thuốc
– Nhóm thuốc giảm đau: Acetaminophen đơn thuần hay có codein…hoặc giảm đau chống viêm không steroid liều thấp kinh điển (diclofenac, naproxen…) hoặc các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (cerecoxib…) tuy nhiên thận trọng với các bệnh nhân cao tuổi, có bệnh dạ dày, tim mạch… Có thể dùng đường uống hay tiêm, bôi ngoài da.
– Thuốc giảm đau thần kinh
– Thuốc giăn cơ: Mydocalm, Myonal…
– Thuốc bảo vệ sụn khớp: Glucosamin sulfate 1500mg/ngày đơn độc hoặc phối hợp chondroitin.
– Thuốc vitamin nhóm B
3.2. Đeo đai cổ cứng hoặc mềm
3.3. Phẫu thuật
Chỉ áp dụng cho các trường hợp điều trị nội  khoa tích cực kết hợp PHCN không có kết quả, có ép tủy ép rễ thần kinh hoặc trượt đốt sống độ 3-4.
Ứng dụng các phương pháp vật lư trị liệu PHCN sau mổ kết hợp với các thuốc giảm đau chống viêm.
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Tái khám sau 1 tháng. Tránh lao động nặng sai tư thế.
Kiểm tra các xét nghiệm cơ bản, công thức máu, máu lắng, sinh hóa máu…

Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT
Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận