Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh ngoại vi

Chia sẻ tin này:

1. Nguyên nhân: Tổn thương thần kinh ngoại vi thường gặp trong các nguyên nhân:
– Bị giằng xé do chấn thương. – Bị cắt đứt do vết thương từ ngoài hay đầu gẫy xương chọc vào.
– Bị chèn ép do viêm, do thoát vị đĩa đệm, do can xương xấu…
– Bị kéo căng thường xuyên do biến dạng xương.
Vltlday%20than%20ngoai%20vi
Hình ảnh: minh họa
2. Phân loại: Hertheit Sedom đã mô tả tổn thương thần kinh ngoại vi thành 3 loại dựa theo mức độ tổn thương , gồm:
– Gián đoạn luồng thần kinh (neura praxia): là tổn thương không thoái hoá, liệt thì rõ rệt và toàn diện nhưng mất cảm giác rất thay đổi, tiên lượng tốt có thể phục hồi hoàn toàn sau vài tuần.
– Gián đoạn sợi trục (axent mesis): là tổn thương có thoái hoá sợi trục, các bao bọc còn nguyên vẹn, các sợi dây thần kinh có thể tái sinh và phân bố tới cơ quan gốc. Nếu các cơ khớp, da được duy trì trong tình trạng tốt thì sự phục hồi hầu như toàn vẹn.
– Đứt dây thần kinh (neurometsis): cả sợi trục và bao dây thần kinh bị tổn thương nặng nề, dây thần kinh không thể tự tái sinh được sẽ gây liệt vĩnh viễn nếu dây thần kinh không được khâu nối. Khi khâu nỗi thần kinh, người ta tiến hành khâu bao dây, sau đó sợi trục sẽ tái sinh mọc dần ra ngoại vi đến khi mọc tới synap thần kinh
– cơ thì sự phục hồi sẽ được thiết lập.
3. Phục hồi chức năng:
3.1. PHCN trong điều trị bảo tồn dây thần kinh:
– Mục đích: chống phù nề, duy trì tối đa tầm vận động khớp, phòng teo cơ, ngăn ngừa biến dạng.
– Phương pháp:
+ Giảm phù nề: bằng thuốc, bằng siêu âm, nhất là siêu âm ngắt quãng cho phép tăng cường độ nhưng không tăng nhiệt, có thể kết hợp thễmoa bóp hoặc sử dụng nhiệt.
+ Kích thích thần kinh – cơ (tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh-cơ – PNF): bằng xoa bóp, điện xung, điện di Nivalin, châm cứu…
+ Tập vận động: tập thụ động các khớp đến hết tầm, tập chủ động tối đa khi có dấu hiệu cơ cơ.
3.2. PHCN sau phẫu thuật nối dây thần kinh:
– Nếu dây thần kinh được khâu nối ở mức khuỷu thì thì khớp này bất động ở tư thế gập bằng máng bột trong 3 tuần. Trong thời gian này cần tập chủ động các khớp không liên quan.
– Từ 3-5 tuần: tập vận động nhưng tránh căng đầu dây thần kinh bị khâu nối. Tập 3-4 lần/ngày xen kẽ hoạt động trị liệu.
– Tuần 6-8: xoa bóp sâu hay siêu âm ngắt quãng để tránh sẹo dính, có thể áp dụng kỹ thuật PNF với các mẫu vận động gấp dạng, duỗi cổ tay và các ngón tay.
– Tuần 8-10: vận động tập có đề kháng tăng dần. Nếu tầm vận động không đạt thì dùng phương pháp kéo giãn thụ động và làm máng bột kéo giãn tăng tiến.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
3 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hoàng ngọc duy
Hoàng ngọc duy
7 năm trước

Chào bác sĩ cháu bị đứt giây thần kinh ở khửu tay,cháu bị từ ngày 21 tháng 12/2016 cháu được suất viện từ ngày 18 thag 2.sau khi về cháu chưa đi tập vật lý trị liệu.tay cháu bh cảm thấy 2 ngón út và gần út hoạt động bình thường nhưng ngón giữa ngón trỏ ngón cái thì rất tê cháu tự duỗi cẳng tay thẳng ra nhưng mấy ngón tay k gấp được nhất là ngón trỏ va ngón cái cháu rất sợ k biết liệu tay cháu có bị liệt như thế này mãi ko ạ.mong bác tư vấn giúp cháu sớm cháu xin cám ơn

Hoàng ngọc duy
Hoàng ngọc duy
7 năm trước
Trả lời  Hoàng ngọc duy

Chào bác sĩ cháu bị đứt giây thần kinh ở khửu tay,cháu bị từ ngày 21 tháng 12/2016 cháu được suất viện từ ngày 18 thag 2.sau khi về cháu chưa đi tập vật lý trị liệu.tay cháu bh cảm thấy 2 ngón út và gần út hoạt động bình thường nhưng ngón giữa ngón trỏ ngón cái thì rất tê cháu tự duỗi cẳng tay thẳng ra nhưng mấy ngón tay k gấp được nhất là ngón trỏ va ngón cái cháu rất sợ k biết liệu tay cháu có bị liệt như thế này mãi ko ạ.mong bác tư vấn giúp cháu sớm cháu xin cám ơn