Phục hồi chức năng trật khớp khuỷu
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRẬT KHỚP KHUỶU
Trích: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của chuyên ngành Phục hồi chức năng 2014 của Bộ y tế: Số 3109/QĐ-BYT
I. ĐẠI CƯƠNG
– Trật khớp khuỷu hay gặp, đứng hàng thứ 3 sau trật khớp vai và trật khớp ngón tay.
– Trật khớp khuỷu chiếm 20-25% tổng số trật khớp. Đây là loại trật phổ biến nhất ở trẻ em trên 5 tuổi.
– Ở người trẻ dưới 20 tuổi trật khớp hay gặp 7 lần nhiều hơn trật khớp vai.
– Ở trật khớp trẻ em trật khớp khuỷu chiếm 68%, khớp vai chiếm 2%. Trật khớp khuỷu chiếm 28% tổn thương khuỷu.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Các công việc của chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh
– Thơì gian bị chấn thương gây ra trật khớp khuỷu
– Nguyên nhân gây ra trật khớp khuỷu
– Bệnh nhân đã được điều trị bảo tồn bằng bột sau khi bị trật khớp mới hay sau phẫu thuật trật khớp cũ.
– Thời gian bệnh nhân được tháo bỏ bột hay dụng cụ kết hợp xương
– Vận động và cảm giác của khớp vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay
1.2. Khám và lượng giá chức năng
– Khám tình trạng sưng nề, biến dạng và rối loạn dinh dưỡng tại khớp, cơ vùng khớp vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay
– Đo tầm vận động khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay.
1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sang: Chụp Xquang vùng khớp khuỷu bên tổn thương
2. Chẩn đoán xác định
– Bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng khớp khuỷu
– Bệnh nhân đang được điều trị bảo tồn bất động bằng vùng khớp khuỷu
– Bệnh nhân đang được điều trị phẫu thuật kết hợp xương
– Bệnh nhân bị hạn chế tấm vận động
– Bệnh nhân có thể có teo cơ, yếu cơ vùng cánh cẳng, bàn tay.
– Chụp phim Xquang có hình ảnh tổn thương cũ xương cánh tay
3. Chẩn đoán phân biệt
– Trật khớp khuỷu có kèm theo gãy mỏm trên lồi cầu trong: Mảnh gãy hay bị kẹt vào khớp.
– Trật khớp khuỷu có kèm theo gãy mỏm vẹt
– Trật khớp khuỷu có kèm theo gãy chỏm xương quay
4. Chẩn đoán nguyên nhân: Ngã chống tay ở tư thế duỗi
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
– Giảm đau
– Phục hồi tầm vận động của khớp
– Phòng ngừa cứng khớp, biến dạng…
– Chống teo cơ và loạn dưỡng tại khớp.
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
Nếu không kèm gãy xương
– Điện trị liệu
– Nhiệt lạnh trị liệu sau đó nhiệt nóng trị liệu
– Sau khi hết sưng nề thì tập vận động khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, ngón tay.
Nếu kèm gãy xương
– Tư thế trị liệu: Nâng cao tay
– Sau 2 tuần tập tăng tầm độ khớp vai và khớp khuỷu nhẹ nhàng bằng chủ động trợ giúp tay kỹ thuật viên hoặc dàn treo, tập chủ động cử động khớp khủy, cổ tay, ngón tay
– Sau 1 tháng: Có thể áp dụng kỹ thuật giữ nghỉ đối với khớp, có thể cho đề kháng khớp vai, tùy theo bậc cơ của người bệnh.
– Hướng dẫn chương trình điều trị tại nhà: Tập chủ động cử động khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay
3. Các điều trị khác
– Các thuốc giảm đau nhóm non- steroids
– Các thuốc tái tạo kích thích liền xương nhanh: Calcitonin, Biphosphonat, Calcium…
– Các thuốc giảm đau thần kinh nếu có đau thần kinh.
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
– Bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng đau, teo cơ, yếu cơ hoặc sự hạn chế tầm vận động của khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay.
– Hẹn tái khám khi bệnh nhân đau lại hoặc đau tăng lên.
Chao bsi e gaj e bj trat khop khuyu tay da lau roi do nha k co djeu kjen chua tri nen da 5nam nay e ay faj chju dau trog nhug ngay tro troi..e xin hoi bsi tih trag tay e gaj e nhua vay co the chua tri dc k va chj phj la khoag bao nhjeu ạ thua bsi??
Chào bạn, bạn nói người nhà mình bị trật khớp khuỷu, nhưng không biết đã được nắn lại chưa? Còn tình trạng đau khi trở trời, thông thường đó là cơ địa của mỗi người, y học hiện tại chưa giải quyết được triệt để tình trạng này. Thân ái!
Chào bác sĩ!
E bị trật khớp khủy tay trái cách nay đã hơn 1 tháng (ngay đầu tháng 6/2015). E đã đến bv và đc các bsi ở đây nắn lại khớp và bó bột. bsi dặn e bó bột trong vòng 1 tháng. chụp X-quang ko bị gãy xương. Gần đến hạn 1 tháng e tháo bột, nhưng ở vùng khủy tay e thấy vẫn còn đau chút ít. Người nhà e có ra tiệm đông y mua cho e thuốc xoa bóp và thuốc Dưỡng Cốt Hoàn. E uống đc 2 hộp và kèm theo ngày nào cũng xoa bóp thuốc 5-7 lần nên ko còn thấy đau nữa. Nhưng e vẫn chưa thể duỗi thẳng tay ra đc. E có cảm giác cứng khớp ở ngay khớp khủy. Các ngón tay và cổ tay e vẫn cử động đc bình thường. E có ra bv phục hồi chức năng khám lại lần nữa. chụp lại X-quang ko có vấn đề gì. Bsi ở bv có nói e tham gia các bài tập phục hồi. Thưa bsi, e là người khá nhát đau nên chưa điều trị phục hồi lần nào. về trường hợp này của e nếu phải đi tập phục hồi chức năng có đau lắm ko bsi? và trong quá trình tập vậy có bị trật lại nữa ko? hiện e vẫn còn đang uống Dưỡng Cốt Hoàn kèm theo xoa bóp hằng ngày. Theo bsi cách làm này có giúp ích đc e trong quá trình hồi phục hay ko? Hay nhất thiết là phải đi tập vật lý trị liệu? Mong bsi cho e lời khuyên để e mau chóng hồi phục.
Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Trường hợp của bạn nhất thiết phải được tập PHCN, có thể bạn tập tại nhà, nhưng do trường hợp của bạn, bạn nói bạn nhát đau, nên càng cần phải đến trung tâm PHCN để KTV tập cho bạn. Thường thì, để chiến thắng bản thân sẽ khó, do đó để đạt THẨM MỸ và chức năng gấp duỗi bình thường tại khuỷu tay nhất thiết bạn phải được tập PHCN dù có bị đau khi tập.
Thân ái!
tôi bị ngã hồi nhỏ tay trái bị cong mặc dù lúc đó tôi đã đi bó bột ngay sau khi ngã nhưng sau khi tháo bột tay vẫn cong rất ảnh hưởng tới thẩm mỹ và công việc
mong được bác sĩ tư vấn địa điểm khám chữa và chi phí
xin cảm ơn
Chào bạn! Sau khi bị gãy vùng khớp khuỷu, biến chứng để lại thường là mất tầm vận động gấp duỗi, trong đó duỗi mất khoảng 5-10 độ (tay bị cong). Hiện tại cũng chưa có cách thức phẫu thuật nào giúp khớp trở nên thẳng như bình thường. Nếu bạn muốn tư vấn kĩ hơn, bạn nên đến khám tại khoa Phẫu thuật chỉnh hình gần nhất. Thân ái
Chào bác sỹ. Cháu bị gãy mỏm khuỷu tay phải được một tháng rồi ạ. Cháu muốn tập phcn thì đên đâu ạ. Hiện tại cháu chưa gấp duỗi được khuỷu tay và xấp ngửa tay ạ. Cháu cảm ơn!
Chào bạn! Bạn nên đến trung tâm PHCN gần nhất để được hướng dẫn tập bạn nhé. Trường hợp của bạn, vì gãy vào diện khớp, nên các động tác gấp duỗi khuỷu, và sấp ngửa cổ tay sẽ bị hạn chế, do vậy bạn nên tích cực tập để đạt được tầm khớp tốt nhất. Thân ái
Chào bsy !
E muốn hỏi. E bó bột 3 tuần vì bị chật khớp khủy tay, chụp X-Q thì bị mẻ 1 mảnh nhỏ đầu Xương (ko bị kẹt vào khớp)
=> Sau khi tháo bột. E tự tập tại nhà , 1 tuần thì cử động tay đc 60%-70% . Nhưng bây giờ cảm giác bị căng cơ, tức tay và hơi đau ở chỗ xương khuỷu.
Vậy, e phải tập khoảng bnhieu thời gian để phục hồi gần như trước?
Hiện bị đau và căng như thế có vấn đề gì ko?
Mong bsy tư vấn ạ.
Chào bạn! Bạn bị trật khớp khuỷu, tổn thương đó thường làm cho tay bạn bị hạn chế vận động gấp duỗi, thông thường sẽ mất khoảng 5-10 độ cả gấp và duỗi. Bạn nên tích cực tập luyện: gồng cơ, và gấp duỗi để tăng biên độ vận động. Thân ái
chào bác sỹ. em bị gãy mõm khuỷu tay phải và đã mổ 2 tuần ở bệnh viện chỉnh hình hcm. tay em kẹp 2 đinh vít. em phải tập luyện làm sao và thời gian từ khi nào.cảm ơn bác sỹ
Chào bạn. Sau phẫu thuật gãy mỏm khuỷu bạn lưu ý tập 2 vấn đề: khỏe cơ, và tăng tầm vận động khớp.
Trước mắt, bạn tập co cơ tĩnh (lên gân toàn bộ tay bên gãy) Và tập tự do các khớp không bị tổn thương (khớp vai, cổ tay…)
Tập tăng tầm vận động khớp khuỷu: gấp, duỗi.
Sau thời gian, khi xương bạn can tốt hơn, bạn có thể tập vận động có kháng trở: như tập với tạ… để khỏe cơ.
Bạn nên qua trung tâm PHCN gần nhất để được tư vấn thêm các bài tập, và qua tái khám theo hẹn đúng bs phẫu thuật.
Lưu ý: Thông thường sau phẫu thuật vùng khớp khuỷu, tay của bạn sẽ không thể gấp duỗi được hết tầm như trước, có thể mất từ 5-10 độ. Thân ái
Chao bs em bi trat xuong hong nguyen nhan .em giat do khi cui khong do tu the nen em nge tieng sat em cam thay dau pham hong ben trai em xin hoi bs em co van de gi khong
Chào bạn. Bạn nên đi khám, bs đánh giá và chỉ định phương pháp thăm dò cận lâm sàng cụ thể. Thân ái