Rãnh Harrison (Rút lõm lồng ngực): tại sao và cơ chế hình thành
Rãnh Harrison (Rút lõm lồng ngực): tại sao và cơ chế hình thành
6/3/2020 12:09:00 PM
Bệnh còi xương là bệnh của xương đặc trưng của trẻ em và trẻ vị thành niên, ở đây, những xương đang phát triển bị thiếu calci khoáng hóa cần thiết để chắc khỏe và cứng cáp (vd: xương không được calci hóa đầy đủ).
Dấu hiệu ở hình mô tả sự lún xuống rất rõ của những xương sườn dưới ở trên bờ sườn chỗ bám của cơ hoành.
Hình. Rãnh Harrison
Nguyên nhân
Bệnh còi xương.
Hen nặng ở trẻ em.
Xơ hóa nang.
Xơ hóa phổi.
Cơ chế
Bệnh còi xương là bệnh của xương đặc trưng của trẻ em và trẻ vị thành niên, ở đây, những xương đang phát triển bị thiếu calci khoáng hóa cần thiết để chắc khỏe và cứng cáp (vd: xương không được calci hóa đầy đủ). Vì lý do này, khi cơ hoành tác dụng lực kéo xuống những xương sườn yếu này, nó sẽ kéo xương vào trong, tạo lên hình ảnh xòe ra.
Tương tự, nếu đứa trẻ bị bệnh hô hấp mạn nặng như hen trước khi xương được khoáng hóa và cứng lại, lực kéo xuống từ cơ hoành và những cơ hô hấp phụ trong quá trình thở vào gắng sức có thể làm cong xương sườn vào trong theo thời gian.
Có thể bạn quan tâm

Dấu Hoffman: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Thở rên: tại sao và cơ chế hình thành

Dấu hiệu run vẫy (Flapping Tremor): tại sao và cơ chế hình thành

Gõ vang khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Phản xạ mũi mi (dấu hiệu Myerson): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nghiệm pháp thomas: tại sao và cơ chế hình thành

Lồng ngực hình thùng: tại sao và cơ chế hình thành
