Rung thanh: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Chia sẻ tin này:

Rung thanh: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Là cảm nhận được sự rung động khi đặt tay trên lưng của bệnh nhân và yêu cầu họ nói (thường là cụm từ ‘ninety-nine’!). Sự rung động này giảm trong vùng chứa khí, dày mỡ, dịch hoặc khối u; trong khi nó được tăng lên trong vùng đông đặc. Rung thanh đối xứng có thể sinh lý, trong khi rung thanh không đối xứng luôn luôn được coi là bất thường.

Nguyên nhân

Viêm phổi – rung thanh tăng.

Tràn khí màng phổi – rung thanh giảm.

Tràn dịch màng phổi – rung thanh giảm.

COPD – rung thanh giảm.

U.

Cơ chế

Sự thay đổi trong rung thanh có thể được giải thích bằng các tần số âm rung khác nhau được truyền đi qua mô hoặc dịch.

Trong viêm phổi, đông đặc phổi làm tăng âm tần số thấp (vd: giọng nói của người) và do đó có nhiều khả năng cảm nhận như rung thanh tăng. Tràn dịch màng phổi lượng nhiều giảm việc dẫn truyền các âm tần số thấp – và do đó làm rung thanh giảm.

Ý nghĩa

Rung thanh và tiếng vang thanh âm là hai dấu hiệu được dạy nhiều nhưng chúng không được sử dụng nhiều trên lâm sàng. Một nghiên cứu ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi cho thấy sự hữu dụng của chúng trong chẩn đoán.

Giảm rung thanh: độ nhạy 82%, độ đặc hiệu 86%, PPV 0.59, NPV 0.95, PLR 5.67, NLR 0.21.

Giảm tiếng vang thanh âm: độ nhạy 76%, độ đặc hiệu 88%, PPV 0.62, NPV 0.94, PLR 6.49, NLR 0.27.

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận