Sửa lại cho rõ: Uống sữa không gây loãng xương
Sửa lại cho rõ: Uống sữa không gây loãng xương
Bác sĩ Huynh Wynn Tran, MD
[email protected]
Tổ chức Y khoa VietMD.net, USA
Cách đây hai tuần, trên Vietnamnet có đăng bài “Bác sĩ Harvard: Muốn không bị loãng xương, hãy ngừng uống sữa”(1) của một tác giả ẩn danh. Ngay sau bài viết này, có nhiều ý kiến hỏi tôi về tính xác thật của bài viết. Tôi viết bài này để phân tích bài viết nói trên để chỉ ra nhiều điểm thiếu sót và giải thích uống sữa không gây loãng xương.
Chia sẻ với nỗi băn khoăn trên facebook của một bác sĩ về bài viết “Muốn không loãng xương, ngừng uống sữa” được đăng tải trên báo Vietnamnet. Ảnh chụp màn hình
Điểm thiếu sót đầu tiên cùa bài này là tôi không thể tìm ra vị tác giả. Tôi có liên lạc nơi đăng bài nhưng không thể tỉm ra tác giả. Tôi có viết trên Vietnamnet và VietMD ít lâu rằng một trong những cách đơn giản để kiểm định bài viết về sức khoẻ là xem tác giả là ai, có tên tuổi, bằng hành nghề rõ ràng không. Việc kiếm không ra tác giả khiến tôi vất vả tìm nguồn bài viết tiếng Anh.
Không tìm ra được tác giả, tôi tìm nguồn dựa trên các từ khoá và tên bác sĩ trong bài. Tôi tìm trên mạng và đoán là vị tác giả ẩn danh này đã tích cóp và dịch từ nhiều nguồn khác nhau. Bài thứ nhất là bài “Bạn có cần sữa không?” (Do you need milk?) của bác sĩ David Lugwid và Walter Willett(2). Trong bài này, hai bác sĩ cho ý kiến rằng sữa chỉ là một lựa chọn trong chế độ dinh dưỡng và chúng ta không bắt buộc phải uống sữa để bảo vệ xương. Hai vị bác sĩ này cũng nói rất rõ là “Sữa không liên quan gì đến loãng xương cả” (Câu hỏi số 3: Đúng hay sai sữa gây loãng xương). Quan trong nhất là họ không hề nói sữa gây loãng xương. Điều này rất bình thường vì sữa và loãng xương là một chủ để rất phức tạp, nên không một bác sĩ nào dám mạnh miệng tuyên bố như vậy.
Bài thứ hai vị tác giả ẩn danh này dịch có lẽ là bài “Calcium và sữa: Cái gì tốt nhất cho xương và sức khoẻ bạn?” (Calcium and Milk: What’s best for your bones and health?) từ trang của trường Y tế Công Cộng Harvard (3) . Bài này nói rằng Calcium cần thiết cho sức khoẻ của xương. Bảo vệ loãng xương cần nhiều bước bao gồm tập thể dục, dung nạp Calcium và Vitamin D, và có chế độ ăn uống khoẻ mạnh. Bài này cũng nhắc đến một số điểm như sữa bò có thể không phải là nguồn Calcium tốt nhất do mọi người, và quan trọng hơn là sữa bò có thể tăng rủi ro ung thư tuyết tiền liệt và ung thư buồn trứng. Bài viết này không hề nói rằng sữa có thể gây ưng thư mà là tăng rủi ro ung thư nhưng vị tác giả ẩn danh đã khẳng định là sữa có thể gây ưng thư.
Ý kiến sữa gây loãng xương có lẽ là cảm hứng khi vị tác giả này dịch từ bài “Giải mã về thần thoại sữa: Vì sao sữa có hại cho xương của bạn?” (Debunking the milk myth: Why milk is bad for your bone?) (4). Trong bài này, tác giả lý giải rằng trong sữa có sản phẩm tạo ra acid hoá và Calcium là một chất trung hoà acid. Khi uống sữa vào, sữa sẽ làm Calcium mất đi trong xương do phải cân bằng với acid hoá, dẫn đến loãng xương. Việc acid hóa được đo bằng độ pH trong nước tiểu. Tuy nhiên, Fenton và các cộng sự năm 2011 cho thấy không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào hỗ trợ lý giải này (5). Nói kỹ hơn, Fenton giải thích rằng việc đo pH nước tiểu không phản ánh được cơ thể bị acid hoá. Nghiên cứu của Fenton đóng dấu chấm hết cho lý thuyết Acid-Base cân bằng và sữa gây loãng xương. Tuy nhiên, lý thuyết Acid-Base này cũng khiến các nhà khoa học cẩn thận hơn trong việc khuyết khích uống sữa như nguồn cung cấp Calcium. Thay vào đó, họ khuyên uống sữa có hàm lượng chất béo thấp và dùng nhiều nguồn dinh dưỡng để cung cấp Calcium. Cuối củng, hình ảnh chú bò với nhiều trụ sinh đươc lấy từ bài báo thuốc trụ sinh tìm thấy trong bò sữa Idaho (6). Bài này chỉ nói rằng tìm trụ sinh và các thuốc khác dùng trong nuôi bò sữa có thể tồn đọng trong sữa. FDA đã vào cuộc trong vụ này. Nói tóm lại, vị tác giả ẩn danh đã trích dịch nhiều bài khác nhau, dùng các từ gây giật tin như bác sĩ, Harvard, và cuối cùng tạo sự ngộ nhận về sữa rằng gây loãng xương. Thật ra, sữa và loãng xương là một chủ đề phức tạp và gây rất nhiều tranh luận. Cả bên ủng hộ lẫn bên chống đều đưa ra nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nhưng hiện tại, các bằng chứng khoa học cho thấy Calcium và Vitamin D là cần thiết cho sức khoẻ của xương và Sữa chỉ là một trong những nguồn cung cấp Calcium và Vitamin D dễ dàng. Chúng ta có thể có Calcium từ nhiều nguồn khác nhau (8). Và cuối cùng, các nghiên cứu hiện tại không thấy sữa gây loãng xương.
Nhân đây, tôi cũng muốn bàn một chút về các từ giật tin (dạng như bác sĩ, tiến sĩ, Harvard). Trong y khoa, các ý kiến từ chuyên viên (BS, GS, TS) được xem là thấp nhất về mặt bằng chứng (7). Cho dù các vị bác sĩ Harvard góp ý thì chỉ là ý kiến của cá nhân. Trong khoa hoc và đánh giả bài viết, tên tuổi trường là yếu tố sau cùng, thậm chí là không hề có kí lô nào. Chất lượng nghiên cứu mới là quyết định chính. Người Việt Nam thường hay dễ bị những tên tuổi lớn thu hút và thường không kiểm định lại chất lường bài viết. Vậy nếu uống sữa nhiều có thật sự tốt? Không hẳn là vậy. Một nghiên cứu khác năm 2014 tại Thuỵ Điển (9) cho thấy nếu uống nhiều hơn 3 ly sữa một ngày có thể tăng rủi ro về bệnh tim mạch, ưng thu, và tử vong. Nghiên cứu này cũng bị chỉ trích vì không đủ bằng chứng thuyết phục nhưng rõ ràng uống quá nhiều sữa là không tốt.
Tóm lại, sữa không gây loãng xương như tin đồn nhưng uống quá nhiều sữa sẽ không tốt cho sức khoẻ. Có nhiều nguồn dinh dưỡng giàu Calcium chứ không riêng sữa bò. Nếu dùng sữa thì nên chọn hàm lượng chất béo thấp. Viện sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo các bước sau để cải thiện sức khoẻ xương (10): 1) chế độ ăn cân bằng giàu Calcium và Vitamin D bao gồm sữa có hàm lượng chất béo thấp và thức uống bổ sung Calcium; 2) hoạt động thế chất như tạp thể dục; 3) sống lành mạnh không hút thuốc; 4) khám bác sĩ thường xuyên.
Tài liệu tham khảo
1. http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/287905/bs-harvard-muon-khong-loang-xuong-ngung-uong-sua.html (link đã gỡ sau khi nhận được góp ý)
2. https://experiencelife.com/article/do-you-need-milk/
3. http://www.hsph.harvard.edu/nutritio…um-full-story/
4. http://saveourbones.com/osteoporosis-milk-myth/
5. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22081694
6. http://www.fromdusktildawn.org.uk/Ne…airy_cows.html
7. http://www.cebm.net/oxford-centre-ev…ce-march-2009/
8. http://www.hsph.harvard.edu/nutritio…lcium-sources/
9. http://www.webmd.com/osteoporosis/ne…-friend-or-foe
10. http://www.niams.nih.gov/Health_Info…Vietnamese.asp
Bs Đinh Văn Hào tổng hợp