Thai phụ có được dùng thuốc viên ngậm?

Chia sẻ tin này:

Tôi có người thân đang có thai. Xin hỏi thuốc viên ngậm, cụ thể là viên ngậm Tyrotab (hoạt chất là: tyrothricin, tetracain hydroclorid) có thể dùng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ không? Một bạn đọc

– Thuốc viên ngậm là thuốc người dùng không nuốt mà thuốc được giữ trong khoang miệng hoặc đặt dưới lưỡi cho tan nhằm để hoạt chất phóng thích và hấp thu qua niêm mạc miệng, dưới lưỡi vào máu hoặc cho tác dụng tại chỗ.

Phụ nữ có thai phải hết sức thận trọng trong sử dụng thuốc. Bởi thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt 3 tháng đầu của thai kỳ.

Tyrotab là thuốc viên ngậm chứa 2 dược chất là tyrothricin và tetracain. Riêng tyrothricin là kháng sinh thuộc nhóm polypeptid, có tác động kháng khuẩn tại chỗ, trị hiệu quả trên cầu khuẩn, trực khuẩn gram (+) và một số cầu khuẩn gram (-).

Vì vậy, Tyrotab được dùng trị các nhiễm trùng miệng và họng, như viêm họng, viêm amiđan, viêm miệng, viêm lưỡi, viêm lợi, viêm quanh răng… Đối với thai phụ, tyrothricin được xếp vào thuốc thuộc loại D.

Năm 1979, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra hệ thống phân loại thuốc có nguy cơ ảnh hưởng xấu đối với thai A, B, C, D và X như sau:

– Thuốc loại A an toàn cho thai phụ, nếu thuốc được ghi loại A có nghĩa thuốc dùng được cho phụ nữ có thai (như acid folic phải nói là tuyệt đối cần thiết cho thai phụ, nếu thiếu acid folic có thể gây dị tật cho thai nhi).

– Thuốc loại X rất có hại, tuyệt đối không dùng, tức chống chỉ định cho thai phụ (như thuốc trị ung thư hay thuốc trị mụn trứng cá isotretinoin vì sinh quái thai).

Giữa A và X có 3 loại B, C, D là các thuốc bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ trong trường hợp cần thiết và phải cân nhắc giữa lợi ích điều trị và nguy cơ gây hại.

Tyrothricin thuộc loại D, vì vậy phụ nữ có thai không nên dùng Tyrotab suốt thời gian mang thai là tốt nhất. Người thân bạn nên đi khám để bác sĩ chọn phương cách an toàn trị nhiễm trùng vùng miệng họng.

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận