Viêm lồi củ xương chày trẻ em (Bệnh Osgood-Schlatter)
Mục lục bài viết
1.Định nghĩa
Bệnh Osgood-Schlatter là bệnh gì?
Bệnh Osgood-Schlatter, hay còn gọi là bệnh lồi củ trước xương chày, là tình trạng đau đớn xuất hiện ở khớp gối đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Cơn đau chủ yếu ở phần xương lồi nằm dưới xương bánh chè (nơi gân cơ tứ đầu đùi bám vào).
Triệu chứng của bệnh thường bắt đầu xuất hiện sau khi chơi thể thao hoặc sau các chấn thương có liên quan đến thể thao. Bệnh này không gây ra những tổn thương vĩnh viễn. Nên hầu hết các bé trai, gái đều có thể bình phục hoàn toàn.
Những ai thường mắc phải bệnh bệnh Osgood-Schlatter?
Bệnh Osgood-Schlatter là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu gối ở các vận động viên thể thao. Người mắc bệnh thường là các bé trai, nhất là độ tuổi từ 11 tới 18 tuổi, giai đoạn các khớp xương phát triển mạnh. Ngoài ra, các bé gái, khoảng từ 8 đến 16 tuổi, có thể cũng dễ mắc bệnh.
2.Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Osgood-Schlatter là gì?
Những triệu chứng điển hình của bệnh Osgood-Schlatter là đau và sưng vùng ống quyển bên dưới đầu gối. Triệu chứng có thể chỉ ở 1 chân hoặc cả 2 chân. Đau sẽ nặng hơn nếu vận động đầu gối mạnh hoặc lồi củ dưới đầu gối bị đè ép.
Trong trường hợp nhẹ, các triệu chứng bắt đầu giảm dần trong khoảng 6 tuần. Thông thường, triệu chứng đau sẽ hết khi trẻ ngừng tăng trưởng và mảnh vỡ xương được nối lại.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ nếu trẻ không thể làm những công việc thường ngày vì cơn đau ở đầu gối. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu đầu gối bị sưng đỏ và có kèm theo sốt hoặc không thể cử động được đầu gối, đấy có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh đang trở nặng.
3.Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh bệnh Osgood-Schlatter là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh Osgood-Schlatter là do trẻ vận động quá mạnh làm cho hệ thống cơ xương phải chịu lực quá nhiều trong khi chúng vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Điều này dẫn đến các tổn thương ở đầu gối.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng vận động mạnh khi cơ xương chưa phát triển hoàn toàn khiến cho gân xương bánh chè bị kéo rút khỏi vùng bám dính ở lồi củ xương chày dẫn đến sưng đau đến đau, sưng và viêm.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Osgood-Schlatter?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh Osgood-Schlatter, bao gồm:
- Độ tuổi: bệnh thường xảy ra ở độ tuổi dậy thì. Độ tuổi cụ thể thì có sự khác biệt giữa nam và nữ. Nữ thường dậy thì sớm hơn nam. Do vậy, bệnh thường xảy ra ở bé gái từ 11 đến 12 tuổi và ở bé trai từ 13 đến 14 tuổi.
- Giới tính: bệnh thường gặp ở bé trai hơn, nhưng đối với những bé hay chơi thể thao thì tỉ lệ mắc bệnh ở cả hai giới gần như nhau.
- Thể thao: bệnh thường xảy ra ở những môn thể thao có các động tác như chạy, nhảy và thay đổi tư thế hoặc hướng đột ngột.
4.Điều trị
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bệnh Osgood-Schlatter?
Bệnh Osgood-Schlatter hầu hết sẽ biến mất khi trẻ ngừng phát triển. Một số phương pháp giúp làm giảm các triệu chứng ở trẻ bao gồm:
- Nghỉ ngơi: hầu hết trẻ em sẽ giảm đau sau một thời gian ngắn nằm nghỉ. Trẽ cũng không nên tham gia các hoạt động thể thao có khả năng gây ra các chấn thường trong vài tuần.
- Chườm đá chỗ bị đau 2 đễn 4 lần một ngày, và sau khi vận động sẽ giúp trẻ giảm đau.
- Băng ép với miếng băng keo cao su.
- Nâng cao vùng chân bị tổn thương.
- Bác sĩ có thể đề nghị trẻ tập vật lý trị liệu để kéo dãn cơ và tăng sức mạnh của cơ, rút ngắn thời gian bệnh, và tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho khớp gối. Những bài tập này cũng có thể giúp ngăn chặn bệnh tái phát.
- Bác sĩ có thể kê thêm một thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm. Đối với trường hợp nặng có thể cần phải phẫu thuật, nhưng rất hiếm gặp.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bệnh Osgood-Schlatter?
Thông thường, bác sĩ chỉ cần khám lâm sàng vùng bị tổn thường là có thể chẩn đoán trẻ có bị bệnh Osgood-Schlatter hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang đầu gối để loại trừ các bệnh lý khác.
5.Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Osgood-Schlatter?
Để han chế diễn tiến của bệnh Osgood-Schlatter ở trẻ, bạn nên:
- Động viên bé giảm cân nếu bác sĩ khuyên như vậy.
- Yêu cầu bé hạn chế hoạt động quá nặng và khởi động kỹ cơ thể từ 15 đến 30 phút trước và sau hoạt động.
- Bé cần được nghỉ ngơi và được cố định vùng bị tổn thương theo yêu cầu của bác sĩ.
- Cho bé uống thuốc theo quy định và tập các bài tập theo hướng dẫn bới các nhà vật lý trị liệu.